Cô giáo mầm non rơi nước mắt khi kể chuyện nghề. Thế này bảo sao không nhiều vụ đánh học sinh!

Vừa vào làm giáo viên mầm non, Ngọc Trâm (22 tuổi) bị phụ huynh mắng té tát vì nghĩ đã để bạn đấm vào mắt con, trong khi trẻ lên chắp. 

Là giáo viên một trường mầm non ở Hà Nội Ngọc Trâm chia sẻ chọn nghề vì nghĩ sẽ rất vui khi được chơi với trẻ con. Tuy nhiên, sau 2 năm làm việc, cô nhận ra có quá nhiều áp lực đối với công việc này.

“Chúng em thường đùa nhau rằng, cô giáo mầm non không khác gì cửu vạn, ngày nào cũng phải bê chồng khay cơm cao ngất cho học sinh. Dù được nghỉ trưa nhưng giáo viên vì lo trẻ ngủ đạp chăn ra hoặc chảy mồ hôi dẫn đến ốm sốt… nên lại thức trông trẻ”, Trâm kể. Bắt đầu công việc từ 7h15, nhiều hôm Trâm và đồng nghiệp phải đợi phụ huynh tới đón con đến gần 19h mới được về.

Nói trong nước mắt, nữ giáo viên bảo áp lực lớn nhất đến từ phụ huynh. Nhiều cha mẹ mặc định con chưa ngoan hay gặp vấn đề gì đều “lỗi ở các cô”. Trâm từng bị một phụ huynh mắng thậm tệ vì nghĩ cô chểnh mảng trong trông coi để bạn đấm sưng mắt của con. Khi bác sĩ khẳng định, trẻ bị lên chắp chứ không phải bị đánh, người bố này tảng lờ, không một lời xin lỗi.

“Có những lúc em tưởng như mình không chịu đựng nổi nữa. Chỉ cần cô sơ sảy trong chăm sóc trẻ một chút, bố mẹ có thể làm to chuyện lên”, Trâm nói và trào nước mắt khi nhắc chuyện bố mẹ bảo cô nghỉ vì thấy vất vả quá.

Ngọc Trâm (22 tuổi) giáo viên mầm non rơi nước mắt khi kể về nghề. Ảnh: Quỳnh Trang.

Mai Dung (26 tuổi, giáo viên một trường công lập Hà Nội) từng bị phụ huynh đưa luật sư đến trường dọa khi nghe con kể cô giáo không cho ăn, ngủ. “Đó là cú sốc lớn với em”, Dung nói. Hôm đó bố học sinh không trao đổi trực tiếp với giáo viên mà “tố” với hiệu trưởng. Anh này dẫn cả luật sư, kỹ sư công nghệ thông tin đến kiểm tra camera, đề phòng trường cắt, sửa video buổi con bị “ngược đãi”.

“Phụ huynh dọa kiện em ra pháp luật, xử theo luật rừng… nếu camera ghi lại hình ảnh đúng như con đã nói. Tuy nhiên, sau khi xem lại video cả ngày học của con và thấy trẻ vẫn được chăm sóc bình thường, anh này lẳng lặng bỏ về. Từ hôm đó, phụ huynh cũng không đến gặp hay gọi điện xin lỗi và tự động chuyển trường cho con”, Dung kể lại.

Phụ trách lớp hơn 50 học sinh và chỉ có 3 giáo viên, ngoài việc dạy trẻ các kỹ năng cần thiết, Dung phải làm đủ việc từ cho các bé ăn, ngủ, dỗ dành, vệ sinh lớp… “Một ngày, em phải rửa vệ sinh cho mười mấy học sinh, giặt quần áo bẩn do trẻ ị đùn, tè dầm, lau phòng học, cọ nhà vệ sinh liên tục… Trước đây, chúng em còn phải ngày 2 lần rửa hàng trăm bát đũa cho học sinh”, cô Dung nói.

Trong khi đó lương tháng của nữ giáo viên mầm non 4 năm trong nghề này hiện là 3,6 triệu đồng, đã gộp cả phụ cấp bán trú.

Lớp đông, không thể tránh những lúc để học sinh bị vấp ngã hay đánh nhau. Tuy nhiên, Dung kể, nhiều phụ huynh cứ thấy con có vết cào trên mặt hay bầm tím trên da là quy kết cho giáo viên đánh trẻ. Có người còn đứng trước cửa hỏi con là bị cô nào đánh. “Những lời ấy như gáo nước lạnh dội vào mặt, sỉ nhục tư cách của giáo viên”, Dung chia sẻ.

Cô giáo tâm sự, nhiều lúc nóng giận khi trẻ không nghe lời, quậy phá, nhưng chưa một lần vung tay đánh học sinh. Lúc cảm thấy không thể kìm chế nổi bản thân, Dung chọn cách đóng cửa lớp, đi ra ngoài trấn tĩnh. Cô giáo có 2 con nhỏ tâm niệm rằng, nếu không muốn ai “động” vào con mình thì mình cũng không nên làm gì con người khác.

Cô Thùy Linh (33 tuổi), có 11 năm trong nghề giáo viên mầm non. Ảnh: Quỳnh Trang.

11 năm trong nghề, cô Thùy Linh (33 tuổi) cho biết, bản thân và nhiều giáo viên khác không bao giờ đánh, chửi học sinh. Việc một số phụ huynh quy chụp trường mầm non nào cũng đánh trẻ, khiến những giáo viên như Linh rất buồn. Ứa nước mắt khi nhắc chuyện con mình luôn ở tốp đi sớm và về muộn nhất trường tiểu học, chị Linh bảo, có lẽ tỷ lệ cao giáo viên mầm non muốn chuyển việc.

Cô Nguyễn Thanh Hương (Hiệu trưởng một trường mầm non ở Hà Nội) cho biết chưa một lần được dự khai giảng của con. Tối nào đi làm về không nhận được điện thoại phản ánh từ phụ huynh, chị mới nhẹ lòng, thấy đã hoàn thành nhiệm vụ.

Áp lực với công việc bị nhiều định kiến, ít sự cảm thông của phụ huynh, các giáo viên kể trên cho biết, nếu không vì yêu trẻ sẽ không tiếp tục được công việc. Các cô mong muốn, phụ huynh có cái nhìn đồng cảm, công tâm hơn và cùng nhà trường chăm nuôi, dạy dỗ tốt trẻ nhỏ. “Sự đồng cảm, ghi nhận công sức của giáo viên từ phụ huynh chính là động lực giúp chúng tôi thêm yêu và làm tốt hơn công việc vất vả này”, giáo viên mầm non Thùy Linh chia sẻ.

Cô giáo kể chuyện:

https://www.youtube.com/watch?v=WD1XWOK-FTs

Theo yeah1

Du

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *