Có một sự thật rằng bố mẹ vẫn luôn nghĩ chuyện con trẻ xấu đẹp để về sau sẽ rõ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn phụ thuộc vào các quy luật tự nhiên nào…
Có lẽ mong ước của bố mẹ cho các con của mình đôi lúc cũng có phần “tham lam” một chút. Thông minh, khỏe mạnh thôi dường như vẫn chưa đủ! Việc phải làm sao cho các cô công chúa, các chàng hoàng tử một diện mạo xinh đẹp hoặc khôi ngô vẫn chưa bao giờ ngừng thôi thúc các mẹ.
Có một sự thật rằng bố mẹ vẫn luôn nghĩ chuyện con trẻ xấu đẹp để về sau sẽ rõ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn phụ thuộc vào các quy luật tự nhiên nào đâu nhé!
Sự thật đáng nói hơn ở đây đó chính là việc mẹ có thể giúp con đẹp hơn nếu ngay từ tấm bé, trẻ đã được uốn dáng, giữ da, giữ gìn đôi mắt tinh anh và luôn tự tin vì biết rằng mình đẹp.
Uốn dáng ngay từ nhỏ
Mỗi lúc trẻ chuẩn bị ngủ hoặc vừa thức giấc, mẹ có thể massage, nắn bóp tay chân cho bé để bé học cách duỗi thẳng chân.
Sở dĩ vóc dáng được đánh giá là tiêu chuẩn hàng đầu của cái đẹp vì nó kích thích rất mạnh mẽ đến cảm quan của con người. Mặc dầu không phải ai cũng sinh ra với một vóc dáng cân đối với các số đo hoàn hảo nhưng cấu trúc và sự phát triển của bộ xương hoàn toàn có thể được cải thiện nếu có sự can thiệp ngay từ bé.
Hệ xương của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá mềm do chưa đạt đến sự phát triển hoàn thiện. Các bé có thể bị móp đầu, chân vòng kiềng, tay cánh giá nếu không được chăm sóc cẩn thận từ các tư thế nằm, đứng, ngồi…
Dù rằng xương đầu của trẻ có thể phát triển và khắc phục lại lỗi móp đầu trong giai đoạn sơ sinh nhưng tốt hơn hết vẫn nên canh chỉnh tư thế nằm của bé trong giai đoạn này. Thường xuyên bế bé lên mình và đi dạo hơn là để bé nằm quá nhiều một chỗ.
Để tránh trẻ mắc tật chân vòng kiềng, mỗi lúc trẻ chuẩn bị ngủ hoặc vừa thức giấc, mẹ có thể massage, nắn bóp tay chân cho bé để bé học cách duỗi thẳng chân. Khi trẻ bắt đầu lớn mẹ nên nói không với tư thế bế con cắp nách để hạn chế cho bé hình thành thói quen đi chân chạng.
Khi bé bắt đầu đi học, ngay từ đầu hãy hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, không cong vẹo, không cúi quá sâu hoặc nằm trườn lên bàn để tránh những dị tật cong vẹo cột sống cũng như ảnh hưởng đến thị giác về sau.
Giữ da bé luôn mịn màng
Với trẻ nhỏ, các vết thương có thể lành nhanh và phục hồi mà không để lại sẹo đáng kể. Tuy nhiên, phần lớn chúng sẽ để lại “dấu ấn” mãi về sau và gây mất tự tin cho bé khi lớn khôn. Vì thế, mỗi khi trẻ trầy xướt, bị bấu xéo… làm tróc một mảng da, mẹ nên dùng nghệ tươi giã nhuyễn đắp cho bé để vết thương mau lành và tránh để lại sẹo.
Mỗi lúc trẻ phơi nắng quá lâu cũng cần đến sự bảo vệ của các lớp SPF có trong kem chống nắng.
Không nên cho trẻ tiếp xúc quá sớm với các loại phấn trang điểm vì chúng không tốt cho làn da nhạy cảm của bé.
Với trẻ sơ sinh, việc sử dụng phấn rôm hay bất cứ loại kem bôi nào cũng luôn phải được cân nhắc cẩn thận để tránh những kích ứng có thể xảy ra.
Ngoài ra, mỗi ngày, trẻ nhỏ cần phải được bổ sung đầy đủ các loại rau củ và trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất nhằm duy trì sự khỏe mạnh của làn da.
Cho đôi mắt khỏe mạnh
Bé có thể bị hiếng, lác mắt khi quan sát những đồ vật quá lệch so với tầm nhìn hoặc ánh sáng không phù hợp. Do vậy, hãy để bé được nhìn ngắm mọi vật ở tầm nhìn phù hợp với giai đoạn phát triển của đôi mắt. Nếu bé sơ sinh chưa tròn 2 tháng, có thể treo đồ vật ngay trước mắt bé để dễ bề quan sát. Khi lớn hơn, đôi mắt bé bắt đầu phóng tầm nhìn xa hơn và có khả năng điều khiển được cổ, mẹ nên tập cho bé hướng nhìn về nhiều phía khác nhau để tạo sự linh hoạt cho đôi mắt.
Hãy chỉ cho bé về khoảng cách an toàn cho đôi mắt khi dõi theo các thiết bị chiếu sáng như tivi, màn hình vi tính, điện thoại di động…
Khi lắp đặt bàn học cho bé, bạn cần chú ý ánh sáng và chiều cao của bàn học. Không nên để bé ngồi quay lưng lại với nơi chiếu sáng và cũng không nên dùng đèn quá sáng hoặc quá mờ. Chiều cao bàn học cũng phải phù hợp với chiều cao của trẻ để tránh bị cận thị do ngồi quá sát bàn học cũng như hạn chế gặp phải các tật về cột sống.
Giữ khuôn miệng luôn xinh
Việc mút vú giả trong một thời gian dài có thể khiến môi trẻ bị xấu đi. Do vậy, không nên duy trì cho bé mút vú giả quá lâu.
Để có một nụ cười xinh xắn, bé cũng cần đến sự hỗ trợ của một hàm răng trắng bóng và khỏe mạnh. Ngay khi trẻ bắt đầu đến tuổi mọc răng, mẹ hãy dùng miếng gạc rơ lưỡi rơ sạch miệng bé mỗi ngày. Khi chiếc răng đầu tiên nhú lên, hãy tiếp tục duy trì vệ sinh bằng gạc cho bé thường xuyên.
Lớn hơn, trẻ có thể tự đánh răng một mình hãy luôn nhắc nhở bé đánh răng mỗi sáng tối để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Nếu hàm răng của bé bị hô, mẹ có thể niềng chỉnh răng cho bé khi bé được 12-13 tuổi.
Chăm sóc giấc ngủ để trẻ phát triển chiều cao và trí tuệ
Ngoài ra, mẹ cũng cần cho bé làm quen với các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi để tăng cường sức khỏe của cơ thể, làn da và cải thiện vóc dáng tối ưu nhé!