Một người đàn ông đã phải nhập viện cấp cứu khẩn cấp trong tình trạng nôn ra máu sau khi ăn phải canh bầu bị đắng.
Được biết vợ của người đàn ông này mua bầu về nấu với thịt lợn. Khi nếm thử, vợ anh thấy có vị đắng nên nhổ đi. Khi bà định đem bỏ món canh vào thùng rác thì ông ngăn cản và giữ lại để ăn. Anh ho rằng “thuốc đắng giã tật”, bầu đắng thì mới đỡ bị nóng trong nên đã một mình ăn món canh đó.
Sau bữa cơm một tiếng, anh cảm thấy đau bụng và bắt đầu nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí nôn ra máu. Cả gia đình sợ hãi vội đưa ông tới bệnh viện cấp cứu. Kết quả kiểm tra cho thấy anh bị ngộ độc thực phẩm, gan và thận bị tổn thương, dạ dày chảy máu. Theo các bác sĩ, anh được đưa tới bệnh viện kịp thời, sau khi dùng dùng phương pháp điều trị ức chế axit, chống nhiễm trùng, bệnh nhân đã qua khỏi cơn nguy hiểm và dần hồi phục.
Tại sao ăn bầu bị đắng gây ngộ độc?
Theo các chuyên gia, Cucurbitacin – chất gây ra vị đắng trong các quả bầu, bí được cho là thủ phạm dẫn đến ngộ độc. Cucurbitacin xuất hiện do áp lực môi trường như nhiệt độ không ổn định trong một thời gian dài hoặc chế độ chăm sóc, tưới tiêu bất thường làm cho cây trồng tạo ra cucurbitacin và phân bố tập trung vào quả. Lượng Cucurbitacin càng cao thì bầu, bí càng đắng. Khi dung nạp quá nhiều Cucurbitacin, cơ thể có thể bị khó tiêu, đầy bụng, đặc biệt với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện sau ăn khoảng 1-2 tiếng. Biểu hiện của nó nhẹ thì khô miệng, chóng mặt, mệt mỏi; nặng thì đau bụng, tiêu chảy, mất nước, đi ngoài ra máu, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không kịp thời cứu chữa.
Bầu là thực phẩm có nhiều vitamin C, protein và các nguyên tố vi lượng tăng cường hệ miễn dịch, có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng viêm nên được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho bữa cơm gia đình, nhất là những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, nếu gặp phải quả bầu bị đắng, hãy thẳng tay ném nó vào thùng rác nhé!
Một số rau củ cẩn thận có thể dễ bị ngộ độc
Có một số loại rau củ quen thuộc hàng ngày nhưng có có thể gây ngộ độc nếu như ăn không đúng cách:
Khoai tây mọc mầm
Khi khoai tây mọc mầm, tinh bột chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha, là hai chất có thể gây ngộ độc cho người. Nếu củ có vỏ màu xanh lá cây và mọc mầm khi mua, loại khoai tây này có thể đầu độc bạn. Nên gọt bỏ mầm của khoai tây để chắc chắn tinh bột trong khoai chưa được chuyển đổi thành các alcaloit độc hại và rằng khoai được an toàn. Tốt nhất là không nên ăn củ khoai tây này.
Cà chua xanh
Cà chua là một loại quả có nhiều vitamin B, C rất tốt cho sức khỏe nhưng đó chỉ là khi ăn cà chua đã chín đỏ. Còn nếu ăn cà chua còn xanh thì lại rất độc hại bởi chất long quỳ có trong cà chua xanh có độc chất giống như khoai tây mọc mầm. Khi ăn cà chua xanh, trong miệng sẽ thấy tê cay. Nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trúng độc như: Nôn mửa, khó thở, chảy nước dãi giống như triệu chứng mà mọi người trong gia đình bạn đã bị ở trên. Đặc biệt, ăn sống nhiều cà chua xanh thì sẽ càng dễ bị trúng độc. Vì vậy, bạn hãy chịu khó chờ cà chua chín hãy chế biến cho gia đình nhé.
Đậu nấu chưa chín
Các loại hạt đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể tuy nhiên nếu chế biến không kỹ và làm sống đậu có thể gây ra một số mặt hại cho sức khỏe. Đậu sống hoặc nấu chưa chín trước hết là rất khó ăn vì nó còn vị tanh của đậu và hệ thống enzim cũng không phá hủy được hạt đậu để tiêu hóa cho cơ thể, thêm nữa khi ăn các loại hạt đậu chưa chín như đậu tương sẽ gây ra quá trình tương phản protein dẫn đến bị đầy bụng.
Gừng bị thối
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), gừng có thể gây ung thư gan nếu bạn ăn không đúng cách. Theo đó, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên chuột, họ đã thêm gừng trong chế độ ăn hàng ngày trong khoảng thời gian kéo dài 2 năm, kết quả cho thấy gừng gây ra các vấn đề về gan nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là gừng đã thối hoặc chế biến sai cách. Gừng thối tạo ra độc tố, độc tố này sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây ung thư.
Theo BTS