Các chị cứ lo bếp ga nguy hiểm nên thi nhau dùng bếp điện cho an toàn. Em nói thật nhé, chẳng có cái nào là an toàn và cũng chẳng có cái nào là nguy hiểm cả. Vấn đề không nằm ở cái bếp vô tri vô…
Các chị cứ lo bếp ga nguy hiểm nên thi nhau dùng bếp điện cho an toàn. Em nói thật nhé, chẳng có cái nào là an toàn và cũng chẳng có cái nào là nguy hiểm cả. Vấn đề không nằm ở cái bếp vô tri vô giác đó mà là do ý thức người dùng mà thôi. Đừng nghĩ em dọa nhé, nếu không tin các chị cứ tiếp tục làm những việc này với cái bếp điện nhà mình xem, rồi có ngày nó cũng thành “bom” mà thôi.
Ngăn cản không khí lưu thông
Đun nấu bếp điện trong phòng kín, để bếp ở nơi quá chật chội với hàng đống đồ đạc vây quanh là sai lầm của rất nhiều chị em. Việc làm này ngăn cản sự lưu thông của không khí, dẫn đến tình trạng quá tải nhiệt của bếp, kết hợp với các hơi ẩm mốc trong quá trình nấu đọng lại bên trong bếp lâu ngày có thể dẫn đến hỏng hóc, thậm chí là chập cháy vô cùng nguy hiểm.
Bỏ qua quạt tản nhiệt
Quạt tản nhiệt là bộ phận rất quan trong trong các loại bếp điện. Quạt tản nhiệt giúp cho bếp không quá nóng và bảo vệ mạch. Nhưng nhiều lúc các chị em nội trợ lại vô tình làm che mất luồng khí lưu thông này. Đặc biệt, các mẹ lưu ý khi đun bếp mà quạt không chạy thì lúc đó cần dừng lại bởi vì nếu không có quạt tản nhiệt, bếp có thể bị hỏng vì quá nóng, thậm chí gây ra cháy nổ.
Rút điện ngay khi vừa nấu xong
Đừng nghĩ rằng làm thế này có thể tiết kiệm điện. Thực ra, nếu bạn rút điện ngay sau khi sử dụng, chế độ làm mát của bếp hồng ngoại chưa được vận hành và hoạt động. Do đó, thời gian làm nguội bếp kéo dài hơn, về lâu về dài có thể làm hỏng các dụng cụ bên trong, giảm mức an toàn của bếp. Điều nên làm là sau khi nấu xong, bạn ấn nút off để tắt bếp, đợi khoảng 30 phút sau rồi rút nguồn điện ra.
Đặt bếp sát mép tường
Cái này thì chắc nhà nào cũng mắc rồi. Mục đích là để tiết kiệm diện tích và đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng cách sắp xếp này lại gây nguy hiểm đó các chị ạ. Trong quá trình hoạt động, bếp điện sẽ sản sinh một nhiệt lượng rất lớn. Nếu đặt bếp sát mép tường, nhiệt lượng sẽ không tản ra môi trường xung quanh. Hơi nóng tích tụ lại tạo thành ẩm mốc, dễ gây hư hại cho bếp và tạo điều kiện cho cháy nổ gia tăng.
Dùng khăn ướt lau chùi bếp
Sạch sẽ quá đôi khi cũng phản tác dụng đó nha các mẹ. Nhiều người cứ vừa đun xong thấy bếp bẩn là lau lấy lau để, còn lấy khăn ướt để lau cho sạch nữa chứ. Nhưng thực ra bếp điện rất kỵ với nước. Do đó, tuyệt đối không sử dụng khăn quá ướt để lau chùi bếp, và đặc biệt không lau chùi bếp khi bếp vẫn còn đang nóng để tránh nguy cơ chập mạch, cháy nổ và điện giật.
Lười vệ sinh bếp
Nhăm nhăm lau bếp lúc vừa đun xong là không nên nhưng nếu bỏ bê cho cái bếp lớp nhớp dầu mỡ và thức ăn thì lại càng đáng trách. Mặt bếp nếu ẩm ướt và không sạch dầu mỡ rất dễ bị rạn nứt, gây hỏng hóc khi nấu nướng, thậm chí là hở điện hết sức nguy hiểm.
Vậy nên, hãy vệ sinh bếp khi bếp đã nguội hoàn toàn, bằng khăn khô mềm, sau mỗi khi nấu nướng là hợp lí nhất nhé!
Nấu ở nhiệt độ cao liên tục.
Nhiệt độ làm nóng trên bếp điện rất cao so với bếp gas. Nó gây quá tải dòng điện, làm giảm tuổi thọ của bếp cũng, lâu dần sẽ dẫn tới hỏng hóc và gây cháy nổ trong khi sử dụng bếp.
Tốt nhất, khi nấu xong một món nào đó ở nhiệt độ cao thì nên tắt bếp nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục nấu món khác. Khi làm món ninh, thì hãy để to lửa lúc đầu, sau khi thức ăn sôi thì bạn để mức nhỏ nhất để ninh cho món ăn nhừ hơn.
Điều phải biết khi nấu nướng:
Là phụ nữ, bạn nhất định phải biết những mẹo nhà bếp này.
Theo media