Đoạn clip đã ghi lại hành trình đầy bí ẩn và tuyệt diệu từ khi tinh trùng gặp trứng đến khi em bé chào đời.
Sinh con là một trong những khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời một người phụ nữ. Vậy nhưng khi bế trên tay một em bé khỏe mạnh, mẹ có bao giờ thắc mắc em bé đã hình thành và phát triển thế nào trong suốt 9 tháng 10 ngày sống trong bụng mẹ không? Đó là cả một hành trình kỳ bí và tuyệt diệu.
Cũng chính vì vậy mà gần đây, đoạn clip dài hơn 3 phút tái hiện lại quá trình phát triển của thai nhi từ khi t.i.n.h. t.r.ù.n.g tìm đến gặp trứng đến ngày em bé chào đời đã thu hút được lượng lớn người quan tâm. Chỉ sau ít ngày đăng tải, đoạn clip đã có lượng view “khủng”, lên đến hơn 66 triệu lượt. Ngoài ra, đoạn clip còn được chia sẻ hơn 8000 lượt chỉ tính riêng trên Facebook.
Đoạn clip thu hút hơn 66 triệu lượt xem.
Quá trình tạo ra một em bé bắt đầu từ khi t.in.h. .t.r.ù.n.g được phóng vào a.m. d.a.o và bắt đầu “cuộc chiến” tìm trứng. Sau khi trứng và t.i.n.h. .t.r.ù.n.g t.h.ụ. t.i.n.h trong vòi trứng, ph.ôi th.ai sẽ di chuyển vào buồng t.ử cun.g, làm tổ và phân chia. Mầm sống hình thành trong bạn – mầm sống bé xíu, nhỏ hơn hạt đậu rất nhiều. Trong tử cung, các tế bào phân chia, hình thành bánh nhau để nuôi sống phôi thai nhỏ bé.
Sau đó, bé sẽ trải những giai đoạn phát triển quan trọng sau:
– Thai 4-7 tuần
Hoạt động tim thai là điều đầu tiên giúp bạn nhận ra sự sống hình thành. Khi được 7 tuần, trung bình bé dài khoảng 1cm. Sự hình thành tai, mắt bắt đầu. Tay, chân rất nhỏ, và dần dần phát triển.
– Thai 8-11 tuần
Tay, chân, mũi, miệng, và não phát triển với tốc độ rất nhanh. Cơ thể mẹ cũng bắt đầu thay đổi theo. Để nuôi bé, máu trong cơ thể bạn có thể nhiều đến gấp đôi.
– Thai 12-15 tuần
Trong giai đoạn này, não bé có thể điều khiển cử động tay chân của bé. Bé biết nuốt, ngậm ngón tay.
– Thai 16-19 tuần
Bạn có cảm giác “gì đó” đang động đậy – cử động của bé đó! Giao tiếp giữa hai mẹ con bắt đầu rõ ràng hơn. Ngoài ra, bé bắt đầu cảm nhận âm thanh xung quanh và giọng nói của mẹ.
– Thai 20-23 tuần
Bé giống như diễn viên nhào lộn, cử động nhiều hơn. Giai đoạn này thích hợp để bé và bố “trò chuyện” với nhau. Thỉnh thoảng bạn thấy những nhịp cử động nhẹ, đều thành từng nhịp, có thể là bé đang nấc cục, và dấu hiệu này cũng không đáng lo.
– Thai 24-27 tuần
Gương mặt bé dần rõ nét. Cuối tháng thứ 7, bé có thể mở mắt, phân biệt sáng – tối. Cả bé và mẹ đều tăng cân nhanh vào giai đoạn này.
– Thai 28-31 tuần
Bé tiếp tục phát triển, nhận ra giọng nói của mẹ rõ hơn. Bé cũng nuốt nước ối liên tục.
Hết 40 tuần thai, một “thiên thần” đã chào đời.
– Thai 32-40 tuần
Hai tháng cuối thai kỳ, bạn chỉ nghĩ đến chuyện sinh nở. Bé xuống thấp và có thể làm bạn thấy đau nhói vùng xương chậu. Bạn cần chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết để đi sinh, vì bé có thể chào đời sớm hơn dự kiến.
Theo methongthai