Vào những tháng cuối thai kỳ việc nhận biết thai nhi đã quay đầu hay chưa sẽ giúp mẹ bầu có những chuẩn bị tốt nhất cho quá trình chuyển dạ.
Em còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến ngày dự sinh rồi mà đi khám thai, siêu âm bác sĩ bảo em bé chưa chịu quay đầu khiến em lo sốt vó các mẹ ạ! Bác sĩ cảnh báo nếu từ giờ đến lúc chuyển dạ mà thai nhi vẫn nằm ở ngôi thai ngược thì em nên chuẩn bị tinh thần vì khả năng sinh mổ là khá cao. Hic, cơ mà em lại ao ước sinh thường thôi.
Thú thiệt với các mẹ ai ham sinh mổ chứ em nghe là hoảng lắm. Em có bà chị hồi trước sinh mổ mà suốt một năm sau sinh vẫn phải ra vô bệnh viện như cơm bữa vì vết mổ bị nhiễm trùng, hành đau nhức. Mà không chỉ có thế thôi đâu em nghe ai sinh mổ cũng than, bảo sinh mổ tuy nhàn lúc sinh nhưng cái hậu sau sinh thì không nhàn tý nào đâu các mẹ ạ! Từ lúc thăm khám về là em cứ cầu trời khấn phật, mong thằng con trong bụng ngoan ngoãn quay đầu trước khi chuyển dạ chứ em thiệt không muốn sinh mổ tý nào đâu huhu
Cuối thai kỳ, vào tuần thai thứ 35 thì thai nhi sẽ bắt đầu tập tành quay đầu để chuẩn bị cho thời khắc lọt lòng. Tuy nhiên không phải đứa bé nào cũng quay đầu đúng thời điểm, thậm chí có những bé không quay đầu và nằm ở ngôi thai ngược gây cản trở cho quá trình sinh thường. Việc xác định thai nhi đã quay đầu hay chưa, đang nằm ở ngôi thai gì sẽ giúp các mẹ lựa chọn phương pháp sinh phù hợp. Các mẹ hãy xem vị trí ngôi thai của mình nằm trong số nào dưới đây nha:
Các kiểu ngôi thai thường gặp
Ngôi đầu
Thai nhi ở ngôi đầu là trạng thái mà em bé ở tư thế quay đầu xuống hướng âm đạo, mông hướng về ngực của mẹ. Ngôi đầu, cụ thể là ngôi chỏm và ngôi mặt là vị trí thuận lợi nhất để sinh thường, nếu em bé không quá nặng cân.
Ngôi mông
Ngôi mông là trường hợp ngôi thai ngược, đầu em bé hướng lên phía trên, mông hướng về phía âm đạo.Đối với những thai nhi nằm ở ngôi mông thì sẽ sinh khó hơn so với ngôi đầu. Theo đó các bác sĩ sẽ dựa trên kiểu ngôi mông đã nêu ở trên để xác định sinh bằng đường âm đạo hay sinh mổ.
Ngôi xiên hoặc ngôi ngang
Ngôi thai xiên hay ngôi ngang là tư thế lưng của bé hướng xuống phía dưới, một bên bả vai có thể chạm ở “cửa ra”. Khi bác sĩ khám cho mẹ bầu, có thể sờ vào vai của em bé. Đối với ngôi thai này, các mẹ chỉ có một cách duy nhất là sinh mổ vì các bộ phận của bé đều rất lớn so với âm đạo của mẹ, không thể thực hiện theo cách sinh tự nhiên được.
Làm sao để biết thai nhi đã quay đầu, chuẩn bị lọt lòng?
Thông thường đối với các mẹ mang thai lần đầu, đến tuần thứ 35 bé sẽ quay đầu. Đối với các trường hợp mang thai lần 2, thời gian quay đầu của bé sẽ muộn hơn, khoảng tuần thứ 36 – 37 của thai kỳ.
Ở tuần thai thứ 36 thì siêu âm chính là cách chính xác nhất để xác định thai đã quay đầu hay chưa. Nếu xác định ngôi thai quá sớm, em bé có thể tiếp tục di chuyển và thay đổi ngôi thai sau đó, dẫn đến chẩn đoán ngôi thai khi sinh không thật chính xác.
Ngoài ra mẹ cũng có thể đoán biết thai đã quay đầu hay chưa thông qua vị trí thai máy, cử động tay, chân của trẻ trong bụng mẹ có giống thông thường hay không hay có sự thay đổi về vị trí.
Việc ngôi thai bình thường hay bất thường có thể là do cơ thể mẹ, cũng có thể do bé. Một số mẹ mới mang thai lần đầu, thành bụng dày và chắc, em bé không thể xoay đầu trong các tuần cuối thai kỳ. Các mẹ đã sinh con nhiều lần, thành bụng giãn, không thể cố định em bé. Ngoài ra, tử cung bị u xơ hoặc mắc các bệnh về sinh sản cũng dễ khiến thai nhi xoay đầu thường xuyên, ngôi thai không cố định.
Em bé bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng, hay có vấn đề về cổ, gáy, hoặc bị sinh non đều gặp phải trường hợp bị ngôi thai bất thường.
Những mẹo hay giúp mẹ tự xoay ngôi thai thuận để dễ sinh
Chống chân
Mẹ bầu trong tư thế chống tay và chân trên sàn bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này cũng có tác dụng tương tự như động tác trên. Mẹ nên thực hiện từ tuần thai 37 để giúp bé đổi ngôi thuận.
Bơi lội
Bơi lội có tác dụng rõ rệt trong việc giúp em bé xoay đầu đúng hướng. Mẹ có thể bơi lội suốt trong thai kỳ hay bắt đầu từ tuần thai thứ 30. Bơi lội ngoài giúp xoay ngôi thai còn giúp mẹ bầu được thư giãn và giảm hẳn các triệu chứng đau đớn cơ bắp trong thai kỳ.
Phương pháp nóng – lạnh
Phương pháp này đơn giản là mẹ dùng khăn thấm nước lạnh để lau nhẹ bụng, sau đó lại lau nhẹ bụng với khăn ấm. Sự tác động bằng nhiệt độ cũng kích thích bé di chuyển về vị trí ngôi thuận.
Bài tập với đầu gối – ngực
Với bài tập này mẹ bầu nên thực hành từ tuần thai 30 đến 37. Để thực hiện bài tập này mẹ chỉ cần đứng thẳng lưng, rồi ngồi xuống, đưa đầu gối sát vào ngực. Động tác nên được thực hiện chậm rãi và mỗi ngày chỉ cần làm 2 lần, mỗi lần chừng 5 phút. Cách này giúp thai nhi nhào lộn và quay về đúng vị trí cần thiết để dễ sinh nở.
Cho bé nghe nhạc hay nói chuyện với bé
Hãy để loa nghe nhạc ở phía bụng dưới và trò chuyện với bé hàng ngày. Cách này khiến giúp bé di chuyển đến gần vị trí có âm thanh hơn và cũng giúp quay đầu.
Theo Lamme