Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Phù chân khi mang thai là tình trạng thường gặp của các mẹ bầu những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, có những dấu hiệu phù chân mẹ bầu cần quan tâm vì nó có thể là cảnh báo sức khỏe nguy hiểm, mẹ bầu không nên bỏ qua.

Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai

Trong thời kì mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu bao gồm các dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân gây phù chân của thai phụ.

Canh-bao-suc-khoe-voi-hien-tuong-phu-chan-khi-mang-thai-gia-dinh-viet-nam-118
Phù chân khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, một vài nguyên nhân phụ nữa cũng gây sưng phù chân, chẳng hạn như do trong môi trường nhiệt độ cao vào mùa hè, do mẹ bầu đứng lâu, do làm việc nhiều và ít nghỉ ngơi, sự thiếu hụt kali, do ăn nhiều natri, do dùng nhiều caffeine.
Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, đa số mẹ bầu đều phải đối diện với chứng sưng phù ở tay, chân và mặt. Tuy nhiên cũng có những dấu hiệu phù chân không tốt cho bà bầu.

Phù chân khi mang thai, mẹ bầu nên làm gì?

Những vị trí phù như ở bàn chân, bắp chân và mắt cá và thậm chí cả ở tay là khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, hiện tượng phù cũng là một tín hiệu của tiền sản giật, là một hội chứng của cao huyết áp trong thai kỳ và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Nếu mẹ bầu quan sát thấy sưng phù bình chỉ liên quan đến phần chân và đôi khi là bàn tay, đó là hiện tượng sưng phù bình thường. Trong những trường hợp này, nếu nghỉ ngơi hợp lý, các dấu hiệu sưng sẽ giảm dần.

Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí nhiều mẹ bầu còn có cảm giác đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng thì có thể xem tình hình trở nên rất nguy hiểm. Tốt nhất mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cách hạn chế tình trạng phù chân khi mang thai

Mẹ bầu thích ăn mặn, ăn nhiều muối là nguyên nhân khiến tình trạng phù chân khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để cải thiện tình hình bị phù khi mang thai, mẹ bầu nên cắt giảm bớt lượng muối trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.

Mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước, tốt nhất là ít nhất 8 ly nước, tương đương khoảng 2 lít nước. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên đặt ghế nhỏ ở dưới để kê chân, động chân qua lại để tránh bị tê mỗi khi ngồi quá lâu.

Related Posts

Mẹo đơn giản để nhận biết mình đang mang thai bé trai hay bé gái, nhiều mẹ đã thử và chính xác lắm nha!

Cha mẹ nào mà chẳng muốn biết trước giới tính của con. Biết giới tính của con sớm đôi khi cũng là một cái lợi các mẹ…

5 thói quen của bố tổn hại nghiêm trọng đến thai nhi, thương con bố hãy nói ‘không’

Đừng tưởng chỉ có những thói quen sinh hoạt của bà bầu mới ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trong bụng. Đôi khi…

13 loại rau gây co bóp tử cung dữ dội, sảy thai, sinh non, thương con mẹ bầu nhịn miệng

Để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ bầu cần tránh xa 13 loại rau gây sảy thai,…

18 loại rau quả tuyệt ngon giàu canxi hơn cả sữa, tôm cua, mẹ bầu nhớ ăn mỗi ngày

Canxi là chất rất cần thiết cho thai phụ. Bà bầu bổ sung canxi không gì tốt và an toàn bằng con đường ăn uống những loại rau củ…

11 món ngon khiến nước ối ĐỤC NGẦU, khô cạn dần, thai nhi ng ộp thở, teo tóp, mẹ nhớ đừng đụng đũaa

Các mẹ ơi, khi mang bầu có hai thứ ngày nào mẹ cũng làm đó là ăn thật nhiều để con tăng cân nhanh và để ý…

5 nỗi kinh hãi của các mẹ khi đi sinh, mang thai lần đầu mẹ cần đọc ngay

Bên cạnh việc bị cơn đau chuyển dạ hành hạ liên tục suốt nhiều tiếng đồng hồ, sinh con còn bao gồm rất nhiều nỗi khổ khác….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *