Cuộc đời ai cũng từng bị bầm vài chục lần, đặc biệt là những bạn hậu đậu, đụng đâu va đó. Tuy nhiên, nếu thường xuyên xuất hiện những vết bầm tím mà bạn cũng không hiểu vì sao, thì hãy đọc 8 điều này để mở mang kiến thức nhé.
1. Vết bầm có màu đỏ tía, hoặc màu vàng
Một vết bầm sẽ xuất hiện khi các mao mạch (những mạch máu nhỏ gần bề mặt da) bị tổn thương. Tiến sĩ da liễu Arielle Nagler thuộc Trung tâm NYU Langone Medical Center giải thích trên tờ SELF: “Khi bị thương tổn, máu sẽ rỉ ra ngoài mạch máu và tràn ra không gian lân cận”. Vết bầm chính là vệt máu loang dưới da. Ban đầu nó có màu đỏ tía, và khi máu giải phóng ra sắt thì vết bầm sẽ chuyển thành màu xanh-vàng rồi từ từ tan.
2. Nếu bạn dễ bầm hơn những người khác thì cũng chẳng có gì đáng lo
Các chuyên gia cũng chưa giải thích được vì sao lại có những người dễ bị bầm hơn người khác, tuy nhiên tiến sĩ Arielle Nagler cho rằng nguyên nhân có thể do mạch máu của bạn yếu hơn họ. Những hội chứng liên quan đến bệnh máu khó đông hoặc sự mỏng manh của mạch máu khiến cho người ta dễ bị bầm nghiêm trọng, nhưng trường hợp này cũng không nhiều.
Nếu bạn cho rằng mình dễ bị bầm hơn những người khác, thì bạn cũng chẳng thể can thiệp gì được, nên cũng đừng bận tâm về nó nữa nhé. Nếu bạn có làn da trắng trẻo, vết bầm sẽ dễ nhìn thấy hơn, nên cũng không có nghĩa là người khác ít bị bầm hơn bạn. Và nếu một ngày đẹp trời bạn nhìn thấy một vết bầm tự phát thì cũng đừng lo, bạn chỉ là quên mình đã va đập lúc nào thôi.
Nếu bạn cho rằng mình dễ bị bầm hơn những người khác, thì bạn cũng chẳng thể can thiệp gì được, nên cũng đừng bận tâm về nó nữa nhé. Nếu bạn có làn da trắng trẻo, vết bầm sẽ dễ nhìn thấy hơn, nên cũng không có nghĩa là người khác ít bị bầm hơn bạn. Và nếu một ngày đẹp trời bạn nhìn thấy một vết bầm tự phát thì cũng đừng lo, bạn chỉ là quên mình đã va đập lúc nào thôi.
3. Khi bạn già đi, vết bầm sẽ xuất hiện thường xuyên hơn
Khi người ta già đi, các mạch máu sẽ ngày càng yếu và bạn dễ bị bầm. Sự kết hợp giữa lão hóa và những tổn thương da do tác động từ môi trường làm cho collagen bị phá vỡ, dẫn đến tổn hại tế bào da. Điều này cũng làm da mỏng đi, lượng mô cũng ít đi nên không đủ để làm tan vết bầm. Vậy là những vết bầm sẽ tồn tại lâu và dễ thấy hơn trước.
4. Người thừa cân hoặc béo phì sẽ dễ bị bầm ở chân
Thực ra trọng lượng không khiến bạn dễ bị bầm, nhưng nếu cơ thể quá béo thì sẽ tạo ra những đốm giống như là vết bầm trên chân bạn. Quá nhiều áp lực lên mạch máu có thể khiến máu rỉ ra ngoài dưới da, gây bầm.
5. Uống/tiêm một số loại thuốc khiến bạn bầm nhiều hơn
Bất kì loại thuốc nào có tác dụng làm loãng máu (như aspirin, ibuprofen) và các loại thuốc chống đông máu (như warfarin) đều có thể khiến bạn dễ bị bầm.