Biết cách chế biến măng này không bao giờ lo có hóa chất – nhà nào muốn khỏe mạnh cũng cần chú ý ngay!
Cách nhận biết măng không ngâm hóa chất
Măng tươi không ngâm tẩm hóa chất thường có màu trắng đục hoặc hơi vàng nhạt, miếng măng mềm, không có độ giòn và bóng, thường bị dập nát.
Còn măng có màu vàng sậm, có độ bóng, giòn, miếng măng nguyên vẹn và ít giập nát thì rất dễ bị ngâm tẩm vàng ô. Tuy nhiên, việc phân biệt măng tươi và măng ngâm hóa chất không phải ai cũng biết.
Cách chế biến măng tươi
Để có một bữa măng tươi an toàn, bạn có thể tự mua măng củ tươi về tự tay chế biến với cách làm như sau:
– Mua măng tươi mới hái về đem bóc vỏ, để nguyên hoặc có thể cắt nhỏ, cho nước vào luộc đi luộc lại 2-3 lần. Mỗi lần luộc nên xả lại bằng nước sạch.
– Mang măng đã được luộc ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày. Phải thay nước gạo thường xuyên 2 lần/ngày để tránh hiện tượng nước gạo ôi thối ngấm vào măng. Sau đó có thể đem nấu các món ăn.
Bí quyết khử độc trong măng
– Với các loại măng độc, măng đắng nên ngâm bằng nước vôi trong; luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.
– Trước khi sấy hoặc phơi măng khô nên ngâm qua nước muối, lúc sử dụng để chế biến thành các món ăn nên chần lại bằng nước nóng hoặc luộc lại càng tốt. Muối măng chua cũng là một biện pháp làm giảm tính độc của măng.
Lưu ý: Uống nước măng tươi để hạ sốt và chữa bệnh, không nấu kỹ măng vì sợ mất chất, măng ngâm giấm chưa đủ thời gian đã ăn là quan niệm vô cùng sai lầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Không cho người bệnh sốt rét, những người suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể ăn măng vì măng độc làm bệnh tăng thêm. Không nên lạm dụng ăn nhiều măng và cần chú ý chế biến kỹ trước khi ăn.