Tủ lạnh, vật dụng cần thiết trong những căn bếp. Tủ lạnh, nơi chứa thức ăn, đồ uống phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của cả gia đình.
Có được những chiếc tủ lạnh bền bỉ cùng năm tháng, vừa hoạt động hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí chính là niềm ao ước của nhiều người. Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng tủ lạnh đúng cách hay đâu là mẹo hay giúp sử dụng tủ lạnh hiệu quả thì không phải điều mà tất thảy đều biết rõ.
Bởi vậy, nếu bạn muốn tủ lạnh đồng hành cùng cả nhà dài lâu hơn, hãy luôn nhớ những mẹo vặt gia đình dưới đây nhé!
Một số lưu ý để bạn sử dụng tủ lạnh đúng cách và tiết kiệm điện:
Đầu tiên, hãy luôn đóng kín cửa tủ mỗi khi lấy đồ ăn. Hướng dẫn sử dụng tủ lạnh này tưởng chừng đơn giản nhưng rất nhiều người vẫn thường xuyên quên lãng, dẫn đến hậu quả là đồ ăn nhanh hỏng, đáng tiếc hơn, việc hở tủ lạnh đã ngốn của gia chủ rất nhiều chi phí tiền điện.
Không nên mở tủ quá nhiều, hạn chế mở tủ quá lâu. Không nên để đồ nóng vào tủ, không để tủ quá chật, quá đầy…. Ghi nhớ lưu ý sử dụng tủ lạnh này vừa giúp tiết kiệm điện năng, vừa giúp tủ có tuổi thọ dài lâu hơn.
Hãy cắm tủ lạnh ở một nguồn điện riêng. Dường như mọi chiếc tủ lạnh đều hoạt động liên tục cả ngày, bởi vậy, một dòng điện ổn định là điều cần thiết. Với mẹo hay gia đình này, chúng ta sẽ tránh được những rủi ro không đáng có như chập điện hay cháy nổ gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Tủ lạnh là vật dụng khá tiêu tốn điện năng, vì vậy trong lúc chạy tủ lạnh, hạn chế vận hành quá nhiều thiết bị có công suất cao, bởi rất có thể sẽ gây quá tải dẫn đến chập nguồn.
Nên làm sạch rửa sạch thực phẩm trước khi cất vào tủ lạnh, tránh tình trạng tủ bị hôi tanh, bốc mùi. Ngoài ra, các các loại thực phẩm có mùi đặc trưng như pho mát… bơ… sữa… thịt, cá… cần dùng túi ni long hoặc hộp bọc kín rồi mới đem cho vào tủ.
Khi xếp thực phẩm vào tủ lạnh, chúng ta cần để đúng ngăn, đúng vị trí của chúng. Chẳng hạn, ngăn kết đông thường dành để bảo quản các loại thịt cá và thức ăn chính, ngăn có nhiệt độ từ 6-10°C chuyên dùng để bảo quản các loại rau củ quả, còn ngăn trên cùng có độ lạnh nhất thì được dùng để làm đá…
Khi cọ rửa tránh cần tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ, các đệm cửa, vỏ tủ bởi điều này dễ làm tủ lạnh bị ẩm mốc và nhanh chóng hư hỏng.
Cứ sau hai tuần ,hãy cho tủ lạnh về chế độ off trong vòng 15-30 để chúng được nghỉ ngơi, sau đó lại turn on trở lại để chúng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình.
Chọn đặt tủ lạnh ở những nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao, độ ẩm cao. Nhớ kỹ mẹo nhà bếp này, tủ lạnh sẽ luôn phát huy tối đa được công dụng của mình.
Tránh để thức ăn quá lâu, thức ăn ôi thiu, hết đát vào tủ lạnh. Thường xuyên vệ sinh, lau chùi tủ lạnh. Khi dọn dẹp, cần lưu ý làm sạch các địa điểm như khe rãnh, gầm, chân…để tủ không bị han gỉ hoặc tạo cơ hội cho các loại côn trùng như chuột, gián…làm ổ.
Bên cạnh đó, phải luôn nhớ điều chỉnh nhiệt độ hợp lý. Nếu tủ lạnh không quá nhiều đồ ăn, hãy giảm nhiệt độ xuống ở mức trung bình hoặc thấp hơn. Còn ở ngăn đông lạnh, nhiệt độ thích hợp nhất vẫn là ở mức -18 đến – 22 độ C.
Cuối cùng, nếu chẳng may chiếc tủ lạnh gặp trục trặc và bạn không phải chuyên gia, hãy tìm đến sự trợ giúp của một thợ sữa chữa hoặc nếu đó là lỗi đơn giản, bạn có thể tra cứu google để tự khắc phục.