Ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người, nhất là đối với dân văn phòng hay những người lao động trí óc. Vậy Bạn đã biết ngủ trưa đúng cách và tốt cho sức khỏe?
Tác dụng của giấc ngủ trưa
Tình trạng thiếu ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chỉ sau 1 đêm mất ngủ, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn, thiếu sức sống, từ đó ảnh hưởng đến năng suất làm việc, giảm hiệu quả tiếp thu khi học hành. Cách giải quyết tốt nhất là bạn nên đi ngủ đúng giờ và thực hiện 8 bí quyết để có giấc ngủ ngon.
Tương tự như vậy, giấc ngủ trưa cung cấp thời gian để tái sinh và phục hồi tế bào, đây là một cách hiệu quả để nâng cao sự tỉnh táo và hiệu suất công việc được cải thiện rõ rệt, cải thiện tình hình mất cân bằng cơ thể nếu giấc ngủ ban đêm của bạn có trục trặc. Một giấc ngủ ngắn giống như khoảng thời gian cần thiết khởi động lại hệ thống sinh học của bạn, giúp nâng cao nhận thức các giác quan. Sự nhạy cảm về thị giác, thính giác và vị giác của cơ thể bạn sẽ được khôi phục lại, ngủ trưa giúp bạn cải thiện sự sáng tạo trong công việc bằng cách thư giãn toàn bộ tâm trí. Điều này giúp giảm căng thẳng, cung cấp cho bạn một khởi đầu mới và ngăn ngừa kiệt sức.
Theo một nghiên cứu từ trường Y Tế Cộng Đồng Boston những người ngủ trưa ít nhất ba lần/ tuần khả năng mắc các bệnh về tim mạch ít hơn 37% người không thực hiện và với nam giới, tỉ lệ này là 64%. Một giấc ngủ trưa ngắn giúp cơ thể khởi động lại tốt hơn để chống lại sự xâm nhập các căn bệnh về tim mạch, giúp giảm nguy cơ bệnh tim.
“Dân văn phòng” ngoài việc hầu như ai cũng bị béo bụng ra thì họ còn thấy cảm thấy cực kỳ tồi tệ nếu không được ngủ trưa. Bởi lẽ, cơ thể bạn lúc này mệt mỏi và không muốn làm gì hết. Nhưng núi công việc vẫn đang chờ bạn hoàn thành, chưa kể đến một số công ty không cho phép nhân viên được ngủ trưa. Vì vậy các bạn luôn giữ cho mình 9 mẹo chống lại cơn buồn ngủ trưa siêu hữu ích để bạn thoát khỏi cơn buồn ngủ và có đủ tỉnh táo để làm việc. Nhưng đây thực sự không phải là cách có lợi cho sức khỏe của các bạn nếu cứ duy trì lâu dài, dễ khiến bạn uể oải, hay mệt mỏi.
Vậy ngủ trưa đúng cách và tốt cho sức khỏe là như thế nào?
Thời gian ngủ trưa lý tưởng nhất là khoảng 15 – 20 phút. Tuy nhiên, số lần ngủ (một, hai hay ba), thời lượng ngủ (5 phút cho tới hơn 30 phút) tuỳ thuộc vào thời gian biểu, nhu cầu hay sở thích của mỗi người. Sau giấc ngủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, năng lượng phục hồi nhanh chóng và chúng ta có thể tỉnh táo bắt tay vào công việc ngay.
Nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa khoảng 26 phút sẽ cải thiện hiệu suất làm việc lên 34%. Cố gắng không ngủ hơn 40 phút vì khi thức dậy, sẽ cảm thấy mệt mỏi, đầu óc không được tỉnh táo.
Một giấc ngủ kéo dài 90 phút sẽ đưa bạn vào một giấc ngủ sâu, kích thích sự sáng tạo. Còn nếu ngủ rất sâu, không bị đánh thức suốt lúc ngủ và vượt 90 phút thì sẽ dẫn đến khó ngủ vào ban đêm.
Nếu bạn ngủ hơn 1.5 giờ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu. Lúc đó, nếu bị đánh thức hay buộc phải thức dậy, bạn sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, đờ đẫn… do các cơ quan trong cơ thể chưa sẵn sàng làm việc lại.
Trước khi ngủ, không nên ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, không nên ăn quá no. Không nên ăn xong là nằm xuống ngủ ngay, tốt nhất là sau khi ăn khoảng 10 phút mới đi ngủ trưa.
Bạn nên cố gắng ngủ trưa vào cùng một thời điểm trong ngày. Điều này giúp ổn định nhịp sinh học của bạn và tối đa hóa các lợi ích mà giấc ngủ trưa mang đến.
Cuối cùng, mặc dù không bắt buộc nhưng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong giấc ngủ khi sử dụng một tấm chăn nhẹ, mỏng do khi ngủ, quá trình trao đổi chất của bạn làm việc giảm công suất đi, nhịp thở cũng chậm lại và làm nhiệt độ cơ thể bạn giảm xuống.
Các bạn có thể tham khảo tác dụng của giấc ngủ trưa theo số phút sau đây:
Tư thế ngủ trưa đúng cách và tốt cho sức khỏe
Tư thế ngủ trưa tốt nhất là thả lỏng cơ thể (chân tay không được bắt chéo), giãn đều các cơ bắp, nhắm mắt lại và thở nhịp nhàng. Hạn chế ánh sáng nếu có thể.
Khi ngủ phải nằm với tư thế đầu cao chân thấp và nằm nghiêng về bên phải để để giảm bớt áp lực cho tim.
Không nên ngủ gối đầu vào khuỷu tay, gục đầu xuống bàn vì sẽ đè nén con ngươi mắt, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến mắt. Gục đầu xuống bàn ngủ sẽ đè nén lồng ngực, ảnh hưởng đến hô hấp, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu và tác dụng dẫn truyền của hệ thần kinh, khiến cho hai bả vai và hai cánh tay bị tê, đau nhói, hoa mắt, chóng mặt.
Ngủ trưa giúp bạn có thể tăng hay giảm cân theo ý muốn?
Với những bạn béo phì thì giấc ngủ trưa giúp bạn giảm cân bởi vì:
Thời gian ngủ trưa cũng chính là lúc lý tưởng để cơ thể đốt cháy chất béo và tăng cường tiêu hóa. Thiếu ngủ trưa sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó khiến cho lượng mỡ dư thừa tích tụ ngày càng nhiều hơn.
Trong giấc ngủ, cơ thể sản sinh ra nhiều hormone leptin, một loại hoạt chất có thể “nói” với não bộ rằng bạn đã no bụng, nên bạn có thể hạn chế cảm giác thèm ăn và gián tiếp giúp bạn giảm cân. Ngược lại, không ngủ trưa, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi vào thời gian giữa và cuối buổi chiều và chúng ta sẽ dễ có xu hướng tìm đến các loại đồ ngọt và thức ăn nhanh để cung cấp năng lượng cho cơ thể nên chúng ta dễ bị tăng cân.
Không nên ăn xong là nằm xuống ngủ ngay, tốt nhất là sau khi ăn khoảng 10 phút mới đi ngủ trưa và cố gắng ngủ trưa vào cùng một thời điểm trong ngày để giúp ổn định nhịp sinh học của bạn và tối đa hóa các lợi ích mà giấc ngủ trưa mang đến, trong đó có tác dụng giúp bạn tăng cân:
Ngủ trưa là thời điểm giúp bạn khôi phục năng lượng cho cơ thể, kích thích các tế bào tăng trưởng và làm săn chắc cơ bắp.
Việc di chuyển qua lại nhẹ nhàng giúp bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn từ đó các chất dinh dưỡng này sẽ được hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn khi chúng ta ngủ.
Bên cạnh tác dụng tốt cho tim mạch và giác quan, giấc ngủ trưa cũng giúp xoa dịu căng thẳng đầu óc, giải phóng các dây thần kinh, giúp tinh thần sảng khoái, tươi tỉnh. Tinh thần sảng khoái là yếu tố hàng đầu giúp chúng ta có một thân hình khỏe mạnh, cân đối.