Mẹo hay tự chữa nhiệt miệng thần tốc tại nhà

Những vết nhiệt miệng trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má thường gây cảm giác đau đớn khó chịu.

Đặc biệt, khi chúng đã trở thành những vết lở loét thì việc bạn nhai thức ăn hay nói chuyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

 Nhiệt miệng khiến bạn luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Nhiệt miệng khiến bạn luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Tuy nhiên, không cần dùng đến những loại thuốc đắt tiền, bạn hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà bằng các cách vừa đơn giản, tiết kiệm mà lại cực kỳ hiệu quả.

1. Nước súc miệng

Ngoài việc dùng nước muối, khi bị lở miệng, bạn cũng có thể súc miệng luân phiên bằng nước nóng và nước lạnh, hoặc chườm đá lên nơi có vết loét để giảm sưng. Bên cạnh đó, bạn có thể tự “chế tạo” những loại nước súc miệng khác từ các nhiên liệu sau:

Cùi dừa: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Hạt rau mùi: Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

 Nước súc miệng từ hạt rau mùi rất có tác dụng.
Nước súc miệng từ hạt rau mùi rất có tác dụng.

Củ cải: Giã 300g củ cải sống, vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.

2. Các loại nước ngậm và bôi

Các mẹo chế biến dung dịch ngậm và bôi đơn giản sẽ giúp bạn “trừ khử” những vết nhiệt miệng, loét miệng chỉ trong 2-3 ngày.

Nước khế chua: Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước, đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.

Nước khế chua

Cà chua sống: Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp nhiệt miệng như thế này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.

Ngậm chất chát trong miệng: Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh, vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

Mật ong: Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước, đồng thời giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.

Cỏ mực (cỏ nhọ nồi): Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.
Đây đều là những nguyên liệu phong phú, rất dễ tìm thấy xung quanh chúng ta. Các bạn thử hãy thử áp dụng ngay để đánh bay vết nhiệt miệng nhé.

Related Posts

Chuyên gia chỉ rõ 5 cách rửa ĐƠN GIẢN để gột sạch HÓA CHẤT trên hoa quả

Rửa trái cây đúng cách để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không phải là chuyện đơn giản với các bà, các mẹ. Đối với…

Dầu chiên rán không hề bắn lên người, bếp đun luôn sạch tinh nhờ 5 mẹo của chuyên gia

Các mẹ nội trợ nhất định phải biết những mẹo nhỏ dưới đây để chiên rán các món ăn ngon miệng, đẹp mắt mà không lo bắn…

Nắm vững 13 kĩ năng sinh tồn này, “vứt” đâu bạn cũng sống được!

Cuộc sống đôi khi luôn xảy ra những sự cố mà chúng ta không ngờ đến. Nên việc trang bị cho bản thân những kỹ năng cơ…

Mất 5 phút mỗi ngày lọc sạch ruột già, ngăn ngừa ung thư, giảm cân hiệu quả sau 1 tuần dùng thức uống này

Với các nguyên liệu cực dễ tìm, chẳng tốn quá nhiều thời gian mà không tốn thời gian giúp chức năng ruột của bạn cân bằng đồng…

2 cách giúp bạn ngủ say trong vòng 120s bất kể ngày đêm, #1 là của quân đội Mỹ chỉ dạy

Khó ngủ, mất ngủ làm bạn mệt mỏi, uể oải? Làm thế nào để đặt lưng xuống mà ngủ được ngay là vấn đề vô cùng nan…

Công thức ‘hồng treo gió’ mà dân tình đang săn lùng, mua mất tiền triệu, tự làm chỉ 30k

Cứ đến mùa hồng chín, chị em lại rủ rê nhau làm hồng treo gió – món quà vặt ngọt thơm, hấp dẫn. Tuy nhiên để có…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *