Những quan niệm sai lầm cần tránh khi ăn bí đỏ

Hãy luôn luôn nhớ rằng, đừng bao giờ cho đường, dầu ăn khi nấu chung với bí đỏ.

Với vị ngọt tự nhiên của bí đỏ, nhiều người nhầm tưởng bí đỏ chứa nhiều đường và tinh bột. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu sai về thực phẩm này

Trong bí đỏ có hàm lượng sắt cao, các chất muối khoáng, giàu vitamin và các axít hữu cơ tốt cho cơ thể.

Bí đỏ còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như: alanine, valin, leucin, cystin, lysin… trong 100g bí đỏ có 0,9g protein, 5 – 6g gluxit, ngoài ra còn có nhiều vitamin như B1, B2, PP, B6, đặc biệt có 400g vitamin B5 và có cả các axit béo quý như linoleic, linolenic, 28 mg beta – caroten.

Các công dụng tốt nhất của bí đỏ
Các công dụng tốt nhất của bí đỏ

Theo các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, bí đỏ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt trong việc điều trị cao huyết áp, đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, áp xe phổi…

Theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu đàm, chỉ thống (giảm đau), giải độc, sát trùng…

Mặc dù nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để phát huy được hết giá trị dinh dưỡng đó, khi ăn cần chú ý những điều sau đây:
– Với những người cần áp dụng chế độ dinh dưỡng khắt khe, thì không nên loại bỏ bí đỏ ra khỏi thực đơn vì bí đỏ có tác dụng làm hạ đường huyết trong máu, giúp hỗ trợ giảm cân.

Tuy nhiên, với món mứt bí đỏ thì không nên ăn vì có nhiều đường.

– Không nấu với dầu ăn vì nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí đỏ có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng.

Vì vậy, thay vì rán hoặc xào, bạn nên chế biến theo cách luộc, nướng hoặc hấp.

– Không nấu với đường vì bí đỏ được coi là thực phẩm thay thế đường đối với những bệnh nhân tiểu đường. Hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí đỏ.

– Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.

– Không ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần vì trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, khi ăn nhiều chất này sẽ dự trữ ở gan và dưới da, nên lòng bàn tay, bàn chân, chóp mũi dễ có màu vàng.

– Không nên ăn bi đỏ già để lâu, vì khi để lâu bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

– Người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ quá cao.

XEM THÊM: 7 loại thực phẩm bảo vệ bạn khỏi chất độc hàng ngày

Related Posts

Hướng dẫn cách làm bún đậu mắm tôm và pha nước chấm ngon tuyệt

Chỉ cần các bạn làm theo cách làm bún đậu mắm tôm dưới đơn giản đây thôi là bạn đã có được mẹt bún đậu thơm ngon…

Những món bánh kẹo cực ngon của Châu Á, Việt Nam góp mặt đến tận 2 món

Bạn sẽ không tìm thấy bánh chocolate hay bánh pho mát dâu tây trong danh sách các món tráng miệng của châu Á. Nhưng hãy tận hưởng…

Cách làm gà bóp rau răm cho cả nhà say đắm

Gà bóp rau răm sẽ là món ăn chống ngán rất tốt, đảm bảo ai cũng thích. 1. Cách 1 Nguyên liệu cần chuẩn bị: – Gà…

4 cách làm kem trái cây không cần máy bảo đảm ngon hơn ngoài tiệm

Những chiếc kem que đủ vị, đủ sắc chắc chắn sẽ khiến bạn khó cầm lòng được nhất là trong thời tiết nắng nóng như thế này….

Mách bạn bí quyết làm món Giả cầy thơm ngon, đúng vị lại vô cùng đơn giản

Chân giò nấu giả cầy là món ăn ngon đậm đà, được người Việt rất ưa thích. Món này có thể ăn cùng với cơm hoặc bún….

Muốn sống thọ, không đau ốm bệnh tật bạn nên thường xuyên ăn 8 loại thực phẩm này!

Rất tốt cho sức khỏe. Chịu khó ăn nhé cả nhà. Vừa ngon miệng vừa tốt cho cơ thể. 1.Nấm đông cô: Tăng khả năng giải độc…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *