Đậu bắp: Lợi ích bất tận

Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời chính của đậu bắp là nhân tố giúp nó tồn tại và được yêu thích qua bao nhiêu thế kỷ.

Xuất thân từ vùng đất huyền bí Ai Cập ở thế kỷ 12 trước Công nguyên, cây đậu bắp đã chu du đến nhiều vùng đất thông qua những cuộc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Tiếp đó, sự khan hiếm hạt cà phê trong suốt Thế chiến II đã gián tiếp thay đổi vai trò của đậu bắp trong đời sống khi nó trở thành một sự thay thế dễ chấp nhận.

Đậu bắp: thực phẩm “lý tưởng” nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm
Đậu bắp: thực phẩm “lý tưởng” nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm

Và cũng nhờ sự cố trên, đậu bắp đã vượt ra biên giới của một vùng đất để có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Và trên hết, giá trị dinh dưỡng tuyệt vời chính của đậu bắp là nhân tố giúp nó tồn tại và được yêu thích qua bao nhiêu thế kỷ.

Đậu bắp – Bí quyết sống khỏe của người Nhật

Tất cả những ai từng đến thăm vùng nông thôn Kami, Kochi, Nhật Bản đều không khỏi ngạc nhiên bởi người dân ở đây từ trẻ đến già đều rất mạnh khỏe. Khi được hỏi về bí quyết, tất cả họ đều có chung một câu trả lời là: đậu bắp.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp đều cao hơn các loại rau củ quả nói chung, đặc biệt là các vi chất như: calci, kali, magie, folate, vitamin A, vitamin C, acid alpha-linolenic… Những vitamin này giúp “nâng cấp” sức khỏe tương đối toàn diện.

Protein trong hạt đậu bắp được đánh giá là loại protein hạng nhất trong các loại rau củ. Chưa kể, đậu bắp còn chứa rất nhiều amino acid thiết yếu cho cơ thể như tryptophan giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon…; cysteine – loại acid amin có thể phối hợp với những sinh tố C, E và chất selenium có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu trong hoạt động miễn dịch, làm loãng và đánh tan những chỗ ngăn nghẹt do đờm dịch đọng lại ở bộ máy hô hấp.

Đậu bắp không chỉ giúp bạn tăng năng lượng, ăn loại quả này thường xuyên còn giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư; tăng cường hệ miễn dịch; duy trì sự khỏe mạnh cho làn da, mái tóc và cả đôi mắt (làm giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể).

Vitamin C có mặt trong đậu bắp chính là nhân tố khiến cho loại quả này có tác dụng chống ôxy hóa và kháng viêm, ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng hen suyễn. Ngoài ra, bạn có thể yên tâm tin tưởng vào khả năng bảo vệ bạn khỏi nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh ngoài da… của đậu bắp.

Đậu bắp – bạn của bà bầu

Với hàm lượng axit folic cao (một chén đậu bắp tươi chứa đến 87,8mg axit folic), đậu bắp nên có mặt thường xuyên trong thực đơn của bà bầu. Những tính năng đặc biệt của axiy folic trong đậu bắp sẽ giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Đậu bắp - bạn của bà bầu
Đậu bắp – bạn của bà bầu

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn, nên bổ sung axit folic ngay cả trước và sau khi mang thai thông qua các loại thực phẩm như đậu bắp, súp lơ xanh, các loại đậu hạt, cam bưởi, gan gà… Họ cũng đã tính toán hàm lượng axit folic và vitamin B6 trong nửa chén đậu bắp chín có thể đáp ứng 10% hàm lượng được đề nghị mỗi ngày.

Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và mắt, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Thực phẩm cho người giảm cân

Rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại đặc biệt ít calo (khoảng 25 calo cho mỗi nửa chén đậu bắp nấu chín và 33 calo cho một chén đậu bắp tươi), đậu bắp là thức ăn lý tưởng cho những ai đang muốn giảm cân.

Thuộc loại thực phẩm giàu protein, nhiều dinh dưỡng, không có cholesterol, đậu bắp giúp cơ thể bài trừ độc tố, bảo vệ sức khỏe, làm đẹp da. Có lẽ vì vậy mà hai mỹ nhân của mọi thời đại là Dương Quý Phi và nữ hoàng Ai Cập Cleopatra đều có chung một sở thích rất thích ăn đậu bắp.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa, bảo vệ tim và dạ dày

Lượng chất xơ dồi dào trong đậu bắp là điều tuyệt vời đầu tiên mà loại quả này mang đến cho sức khỏe của chúng ta. Chất xơ vốn rất tốt cho hệ tiêu hóa nhờ khả năng ổn định đường huyết và cải thiện tiêu hóa. Không những thế, do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng táo bón, đầy hơi.

Trong đậu bắp có chứa cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, một chén đậu bắp tươi cung cấp 3,2 gr; còn một chén đậu bắp nấu chín sẽ cho bạn 4gr chất xơ. Chất xơ hòa tan trong đậu bắp giúp giảm cholesterol trong huyết thanh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim. Chất xơ không hòa tan giữ cho đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ của một số dạng ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng.

Ngoài ra, đậu bắp chứa một nồng độ cao chất nhầy, loại gel tự nhiên này có thể làm giảm chứng sưng, viêm. Cùng với chất xơ, chất nhầy trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của chúng từ ruột non. Đồng thời, nó còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét. Nó còn được xem là loại thực phẩm “lý tưởng” nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm.
Ăn ngon với đậu bắp

Đậu bắp rất dễ ăn, có thể luộc, xào, nướng hoặc sấy khô đều được, hay nấu chung với canh chua sẽ làm tăng hương vị cho món ăn. Uống nước đậu bắp luộc hàng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, mang lại làn da mịn màng, đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Để nhận được lợi ích dinh dưỡng tốt nhất từ đậu bắp, khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp để hạn chế tối đa sự thất thoát của chất nhầy trong đậu bắp, tốt nhất bạn nên hấp chín để giữ lại tối đa chất dinh dưỡng của loại quả này.

Khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm. Bảo quản đậu bắp trong tủ lạnh có thể giữ được độ tươi xanh từ 2-3 ngày. Hãy bọc ngoài bằng khăn giấy hoặc đựng đậu bắp trong bao nhựa rồi mới cho vào tủ lạnh. Đậu bắp nấu chín cho vào hộp thức ăn đậy kín có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3-4 ngày.
Dinh dưỡng trong 100g đậu bắp tươi:

– Năng lượng: 33 calo

– Protein: 2.0g

– Carbohydrate: 7.6g

– Tổng số chất béo: 0.1g

– Chất xơ: 3.2g

– Vitamin C: 21mg

– Folate: 87.8mcg

– Vitamin A: 660 IU

Related Posts

Hướng dẫn cách làm bún đậu mắm tôm và pha nước chấm ngon tuyệt

Chỉ cần các bạn làm theo cách làm bún đậu mắm tôm dưới đơn giản đây thôi là bạn đã có được mẹt bún đậu thơm ngon…

Những món bánh kẹo cực ngon của Châu Á, Việt Nam góp mặt đến tận 2 món

Bạn sẽ không tìm thấy bánh chocolate hay bánh pho mát dâu tây trong danh sách các món tráng miệng của châu Á. Nhưng hãy tận hưởng…

Cách làm gà bóp rau răm cho cả nhà say đắm

Gà bóp rau răm sẽ là món ăn chống ngán rất tốt, đảm bảo ai cũng thích. 1. Cách 1 Nguyên liệu cần chuẩn bị: – Gà…

4 cách làm kem trái cây không cần máy bảo đảm ngon hơn ngoài tiệm

Những chiếc kem que đủ vị, đủ sắc chắc chắn sẽ khiến bạn khó cầm lòng được nhất là trong thời tiết nắng nóng như thế này….

Mách bạn bí quyết làm món Giả cầy thơm ngon, đúng vị lại vô cùng đơn giản

Chân giò nấu giả cầy là món ăn ngon đậm đà, được người Việt rất ưa thích. Món này có thể ăn cùng với cơm hoặc bún….

Muốn sống thọ, không đau ốm bệnh tật bạn nên thường xuyên ăn 8 loại thực phẩm này!

Rất tốt cho sức khỏe. Chịu khó ăn nhé cả nhà. Vừa ngon miệng vừa tốt cho cơ thể. 1.Nấm đông cô: Tăng khả năng giải độc…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *