Cuộc sống vốn dĩ thích đưa chúng ta vào những tình huống khó khăn bất ngờ mà không phải ai cũng có thể tìm ra được cách giải quyết. Vì vậy hãy nắm vững những kiến thức phòng thân vẫn hơn là đến lúc cần kíp thì chỉ biết kêu trời.
1. Cách lấy dằm ra khỏi tay nhanh nhất a
Trong lúc làm việc, đôi khi chúng ta sơ suất để những chiếc dằm, gai vướng vào tay. Thay vì loay hoay, rồi chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm kim hay gai bưởi để lấy chúng ra thì bạn hãy kiê’m một cái lọ thủy tinh nhỏ, sau đó rót nước sôi vào gần đầy lọ. Bạn nén chặt bàn tay bị dằm đa^m vào nắp lọ, dằm sẽ được đẩy trồi lên trên da một cách nhanh chóng.
2. Bị lạc ở sa mạc
Hãy di chuyển vào ban đêm, vì vào ban đêm, nhiệt độ sẽ hạ xuống thấp. Do đó, di chuyển vào ban đêm sẽ giúp bạn hạn chế khả năng bị say nắng và mất nước. Điều này cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 gallon nước (~ 4,546 lít nước) trong một ngày.
Mọi người thường lầm tưởng cây xương rồng có chứa nước, nhưng thực ra đó là dung dịch kiềm cực độc. Nếu uống vào, khả năng cao bạn sẽ chê’t Trên sa mạc, nước có thể tìm thấy ở các mạch nước ngầm không quá sâu.
3. Bị mắc kẹt trong một đống đổ nát hoặc một cái hang
– Hít thở sâu, nhưng thở ra chậm. Không được dùng diêm hay lửa, bất kỳ thứ gì làm tiêu tốn lượng khí oxy.
– Không được hét. La hét chỉ khiến bản thân thêm hoảng loạn, tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn và sẽ tốn nhiều oxy hơn.
– Cởi áo ra và dùng nó quấn quanh đầu và mặt bạn. Điều này sẽ ngăn bụi làm bạn ngạt thở.
4. Khi gặp phải chó dữ hay sói
Sói thường tấn công chỉ khi con người xâm phạm vào lãnh địa của chúng. Khi gặp sói, việc bạn cần làm là tháo lui từ từ trong khi không rời mắt khỏi con vật. Đừng quay lưng lại khi chạy, một con sói sẽ không tấn công trừ khi bạn bỏ chạy và khiêu khích nó. Để dọa một con vật hoang dã, hãy hét thật to và ra vẻ hung dữ.
Trong trường hợp bất đắc dĩ phải đi qua một bầy sói hoặc một bầy chó hoang, đừng để chúng bao vây bạn. Hãy tiếp cận một cái cây gần nhất và trèo lên đó.
5. Nếu bạn bị đa^m bởi một vật sắc, hãy giữ vật đó cố định
Cố gắng kéo vật bị kẹt trong cơ thể của bạn sẽ làm tăng tốc độ mất ma’u. Thay vào đó, hãy cố gắng băng vết thương và làm bất cứ điều gì để ngăn chặn chảy ma’u cho đến khi bạn tìm thấy bác sĩ.
6. Tự làm diêm chống nước
Trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, lửa là yếu tố cực kỳ cần thiết để sống sót. Để tránh diêm bị ướt, bạn có thể biến nó thành diêm chống nước bằng một cách rất đơn giản. Đó là quét một lớp sơn móng tay trong suốt lên diêm rồi chờ chúng khô lại.
7. Cách nhận biết động vật cắn bạn có bị dại hay không
Nếu bạn bị động vật cắn, hãy lập tức rửa vết thương với nước ấm hoặc xà phòng (nếu có). Kể cả khi con vật đó không bị dại, bạn vẫn có thể nhiễm trùng hoặc lây bệnh từ nó.
Nếu con vật cắn bạn bị dại, vết thương sẽ chảy ma’u rất lâu và sẽ sưng tấy và đỏ lên, sau đó sẽ trở nên cực kỳ ngứa. Cơ thể bạn sẽ xuất hiện một cơn sốt nhẹ, bạn dần dần cảm thấy khó chịu và cáu bẳn. Bệnh nhân bị nhiễm virus dại sẽ chê’t trong vòng 4-7 ngày. Vì thế hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi bị động vật hoang dã cắn.
8. Làm thế nào để phát tín hiệu SOS chuẩn?
Bằng bất cứ nguồn sáng hoặc nguồn âm thanh nào bạn có, hãy phát tín hiệu SOS bằng cách bật tắt nguồn sáng/nguồn âm thanh 3 lần trong thời gian ngắn, rồi bật tắt nguồn sáng/nguồn âm thanh 3 lần nữa trong thời gian dài hơn, và cuối cùng là 3 lần trong thời gian ngắn. Sau đó, bạn đợi 3 giây và phát lại tín hiệu SOS.
Nếu bạn được đáp lại bằng 3 lần sáng đèn hoặc 3 lần huýt còi thì điều đó nghĩa là có người đang đến giải cứu bạn.
9. Cách đốt củi ướt
Kỹ thuật này còn được gọi là Đuốc của người Thụy Điển (Swedish Torch). Dựng đứng khúc gỗ và chẻ dọc nó để tạo thành những đường cắt hình ngôi sao càng sâu càng tốt. Cho một ít cành khô và cỏ khô vào lòng khúc gỗ rồi đốt. Khúc gỗ sẽ bắt lửa rất nhanh và có thể cháy được khoảng 2 đến 5 giờ, tùy vào kích thước của nó.
10. Dừng xe khi phanh hỏng
Nếu bạn không thể dừng phanh thắng khi xe hỏng, bạn sẽ phải bắt đầu đạp phanh nhanh.
Nếu việc này chẳng giúp được gì, bạn được khuyên là nên sử dụng phanh dừng. Nếu nó cũng không hoạt động, hãy cạ phần xe của bạn vào thành lan can để giảm tốc. Tùy chọn cuối cùng này sẽ phá hỏng xe của bạn và bạn chỉ nên sử dụng như là phương kế sau cùng.
11. “Bảo bối” nào có thể cứu sống bạn?
Hãy tìm một cái hộp nhỏ và cho các vật dụng cần thiết vào đó: diêm, băng gạc, giấy bạc, lưỡi lam, móc câu, thuốc kháng sinh, một con dao, nến, một cuộn chỉ, băng keo và khăn ướt.
Những kỹ năng sinh tồn trên đều thuộc hàng căn bản và không khó thực hiện, đúng không nào? Dù bạn sống trong một thế giới mà bản thân không bao giờ phải bước ra nơi hoang dã thì vẫn có những kỹ năng bạn cần biết để tự vệ trong trường hợp nơi đô thị mình sống có xảy ra chuyện chẳng lành. Và đặc biệt, kiến thức chẳng bao giờ là thừa cả nên hãy cố gắng ghi nhớ những mẹo sinh tồn trên nhé, biết đâu nếu không áp dụng cho bản thân thì cũng là để cứu người khác.
Theo bestie