Cứ vào thời điểm trái cây được giá, một số nhà vườn lại tranh thủ tiêm hoặc phun chất kích thích hoa quả nhanh chóng để tranh thủ kiếm thêm lợi nhuận.
Hiện tại, các loại thuốc thúc chín hoa quả đang bày bán trên thị trường và được sử dụng tràn lan vẫn chưa nằm trong danh sách thuốc được cấp phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.
Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thuốc ép trái chín chứa chủ yếu chất ethephon (có tên thương mại là Ethrel). Chất này ở dạng rắn, tinh thể màu trắng và có tỷ lệ hòa tan rất cao.
Mặc dù chất ethephon không gây ung thư và được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm D nhưng nếu xét về khả năng gây hại đến sức khỏe cho con người thì còn phải căn cứ vào liều lượng sử dụng. Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ nhận định liều lượng ethrel an toàn không vượt quá mức 0,05 mg/kg cân nặng trong một ngày.
Ethrel tuy không là chất “cực nguy hiểm” nhưng cũng có độc tính nhất định như gây kích ứng da và mắt. Những căn bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với chất này là làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng da và đỏ da.
Nếu “đốt cháy giai đoạn” vì hám lợi, người bán hàng sẽ sử dụng ethephon với liều lượng cao và khiến trái cây tồn dư chất clorit làm người dùng bị ngộ độc. Ở giai đoạn đầu, người bị ngộ độc sẽ có các triệu chứng như nhức đầu hay cay mắt. Bị ngộ độc về lâu về dài, gan và thận của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi chất clorit tích tụ quá nhiều.
Để chọn được trái cây chín tự nhiên và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, dưới đây là những mẹo nhận biết trái cây “ngậm” hóa chất kích thích mà bạn đừng bỏ qua.
Sầu riêng
Bạn có thể nhận diện trái sầu riêng có nhiễm thuốc hay không bằng cách quan sát thật kĩ. Nếu thấy cuống héo cũ, gai sầu riêng bầm dập và màu trái sạm cũ thì trái sầu riêng đó đã bị “hô biến”.
Sầu riêng chín cây thường có hương thơm lừng, cuống và gai tươi mới.
Bòn bon
Để nhận biết bòn bon chín cây, bạn chỉ cần nhìn dưới đít trái xem có các đốm đen li ti không. Khi thấy cuống còn tươi, bạn bóc thử một trái và ăn. Nếu cảm nhận được vị ngọt thanh, cơm trong, hạt đen và nhỏ, trái bòn bon không còn mủ thì bạn có thể mua ngay.
Bòn bon chín do ngậm thuốc kích thích sẽ có màu vàng đất vừa bóng vừa đẹp, cuống bị thâm đen, không có đốm đen li ti trên trái. Nếu bóc ăn thử thì bạn sẽ thấy vị chua, cơm đục, hạt to có màu hồng và mủ dính đầy tay.
Chôm chôm
Thuốc kích thích làm cho trái chôm chôm chín sớm thì sẽ khiến trái càng nhanh héo, thường chỉ cần vài tiếng sau khi cắt khỏi cây. Do đó, khi mua chôm chôm, bạn chỉ đơn giản là chọn trái có cành lá và râu khỏe và tươi. Chôm chôm chín cây để gần 3 ngày sau râu vẫn chưa héo.
Măng cụt
Mặng cụt không ngâm thuốc thường có cuống rất tươi. Trái chín từng mảng và theo chiều từ đầu cuống xuống phần đít.
Thanh long
Thanh long chín không dùng thuốc sẽ có vỏ mỏng, thân trái và gai trên trái mang màu đỏ thẫm tươi đẹp.
Cam và quýt
Cam và quýt chín tự nhiên sẽ có cuống tươi, trái căng mọng no tròn, chín từng phần từ trên cuống đổ xuống.
Xoài
Xoài chín bởi thuốc sẽ có sọc xanh xen kẽ. Xoài chín cây thì có da căng, cuống tươi, chín từng mảng từ cuống dần về đuôi và từ phần bụng kéo đến phần lưng. Trái chín nhiều thì có màu vàng đậm.
Đu đủ
Đu đủ chín cây lại chín từ dưới đít trái lên cuống và chín theo từng mảng. Đồng thời, cuống trái cũng rất tươi, dùng tay bấm vào sẽ thấy mủ chảy ra ngay.
Chuối
Da của chuối chín cây thường căng tròn, quan sát từ bên ngoài sẽ thấy màu vàng đậm. Nếu bóp nhẹ, bạn sẽ cảm nhận được độ mềm của trái chuối chín.
Mít
Bạn chỉ nên mua những múi mít được lấy ra trực tiếp từ trái mít chín cây với các đặc điểm như vỏ màu xanh vàng xam xám, có gai nở to, trái chín đều từ cuống làn đến phần đít trái.
Đâu là giải pháp xử lý thực phẩm bẩn hiện nay?
Bên cạnh giải pháp lựa chọn cẩn thận vừa chia sẻ ở trên, bạn có thể tham khảo thêm cách làm sạch thực phẩm bẩn bằng khí Ozone trong clip cụ thể bên dưới.