Thay vì sử dụng thuốc tân dược, nhiều người đang có xu hướng quay về các bài thuốc dân gian an toàn, sử dụng các loại thảo dược quen thuộc để trị dị ứng, mề đay, trong đó nổi bật nhất là lá khế.
Nguyên nhân của dị ứng, mẩm ngứa, mề đay là do cơ cơ thể tích tụ nhiều nhiệt nóng, chức năng thải độc của gan lại kém dẫn đến uất kết dưới da gây ngứa. Ngày nay, thay vì sử dụng các loại thuốc tân dược vừa tốn kém hay dễ gặp tác dụng phụ, nhiều người đang có xu hướng quay về các bài dân gian an toàn, sử dụng các loại thảo dược quen thuộc, trong đó có lá khế.
Cây khế vốn đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Quả khế thường được sử dụng trong các bữa cơm gia đình hoặc trồng làm cảnh trong nhà. Còn các bộ phận khác như lá khế, vỏ khế và rễ khế cũng được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Đặc biệt lá khế thường được nhiều người tin dùng trong điều trị các bệnh như dị ứng, mẩm ngứa, mề đay.
Trong Đông y, lá khế vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, nên rất thích hợp dùng chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt.Với những trường hợp nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ người bệnh có thể dùng lá khế để chữa bệnh theo 3 cách sau:
Cách 1: Lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước. Cho lên chảo rang héo ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá sẽ gây bỏng da).
Đảo lá đều tay đến khi thấy tất cả lá khế quắt lại là được. Nhân lúc còn nóng lấy lá khế chà xát lên những vùng da bị dị ứng. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì dừng lại.
Cách 2: Dùng khoảng 200g lá khế chua, sau đó rửa sạch rồi vò hoặc xay nát, cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi. Dùng nước đã nguội lau vùng bị dỉ ứng, mẩm ngứa, sau đó tắm lại bằng nước sạch.
Cách 3: Dùng lá khế cùng vỏ và rễ khế với lượng bằng nhau, đem sắc lấy nước uống mỗi ngày cũng giúp hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay từ bên trong.