Đôi khi bạn phát điên khi nhận được món hàng online hoàn toàn khác xa so với tưởng tượng: quá chật, quá rộng, hoặc thậm chí chỉ là một mô hình đồ chơi. Vậy làm thế nào để mua hàng online mà không lo bị lừa?
1. Biết số đo của bạn
Mỗi nhãn hàng chia kích cỡ khác nhau. Thay vì đơn giản là chạy vào phòng thử như khi mua hàng trực tiếp, bạn không có cơ hội như vậy khi mua hàng trực tuyến. Trừ khi các cửa hàng đã sử dụng đúng đơn vị đo mà bạn biết, bằng không bạn phải đưa ra kích thước của mình: ngực, eo, hông, đường may trong. Nếu không hiểu rõ vấn đề này, bạn có thể hỏi những người thợ may ở gần nhà, để đảm bảo bạn có những phép đo chính xác nhất.
2. Kiểm tra bảng kích thước
Trước khi bạn đi tới bước thanh toán tiền, hãy kiểm tra số đo kích thước của bạn với bảng kích thước của trang web để xác định size bạn cần đặt hàng. Đây là một quyết định hợp lí, vì các trang web trực tuyến thường có hướng dẫn chung cho mọi thứ trên trang của họ.
3. Đọc những nhận xét
Những đánh giá của khách hàng là những thông tin vô cùng quan trọng và quý giá, giúp bạn có cái nhìn thực tế về sản phẩm mà mình cân nhắc. Hãy để ý những bình luận về kích thước, chất liệu, chất lượng để có hình dung đúng về sản phẩm. Bạn cũng có thể để ý ảnh để xem và hình dung những chi tiết cụ thể, ví dụ chiếc áo thắt lại vùng ngực hay rộng hơn ở phần hông…
4. Nghiên cứu chất liệu sản phẩm
Chất liệu cũng quan trọng như kích thước, không gì tồi tệ bằng việc bạn mua một chiếc váy về nhà và nó bị xù như một mảnh giấy nhám chỉ sau vài tháng sử dụng. Do không thể sờ vào chất liệu vải cụ thể qua hình ảnh trên mạng, bạn hãy làm quen với các chất liệu vải vốn có trong tủ quần áo của mình. Sau đó, hãy sử dụng những hiểu biết, cảm nhận về vải ấy để tham chiếu khi mua sắm trực tiếp.
5. Xem cả video thay vì chỉ nhìn hình ảnh
Hình ảnh có thể lừa dối bạn, vì vậy với những trang mua sắm có video, bạn nên xem xét cả chúng để có đánh giá đúng hơn về sản phẩm, từ mọi góc độ.
6. Hãy linh hoạt
Hãy xác định rằng, đôi khi màu sắc của sản phẩm trên hình sẽ không hoàn toàn như vậy ở ngoài thực. Không chỉ thế, sắc độ màu cũng có thể thay đổi theo từng đợt sản phẩm. Vì vậy bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho việc này thay vì quá kì vọng vào màu sắc hoàn toàn đẹp như trên hình ảnh.
7. Bàn đến các trường hợp trả lại sản phẩm
Thậm chí ngay khi thực hiện mọi bước trên, bạn vẫn có thể thất vọng khi nhìn thấy sản phẩm thực. Vì vậy, hãy chuẩn bị tinh thần cho các chính sách đổi hoặc trả lại hàng hóa, ví dụ: miễn phí trả lại hàng, được trả lại hàng trong bao lâu, có thể đổi sản phẩm, hay có thể trả lại hàng nếu trả tiền phí vận chuyển…
8. Lưu lại danh sách
Hãy lưu lại danh sách các nhà bán lẻ trực tuyến và thương hiệu bạn hay mua sắm, ghi chú lại các kích thước bạn đặt hàng và như thế nào thì vừa. Điều này sẽ làm cho các giao dịch mua sắm dễ dàng hơn.
9. Làm bạn với một thợ may trong khu phố
Đôi khi với những rắc rối nho nhỏ, chỉ một phần nào đó hoàn toàn không vừa, bạn không nên trả lại hàng, nhất là khi bạn thực sự thích nó. Hãy nhờ thợ may gần nhà sửa lại nó. Những người thợ may cũng sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm trong việc mua sắm quần áo qua mạng, như việc đo kích thước đã nói ở trên.
10. Nghiên cứu kĩ những món hàng đã chọn
Để tránh mua những thứ bạn sẽ nuối tiếc sau này, hãy tự hỏi liệu bạn có thực sự cần món hàng này, chúng có khả năng kết hợp với các món đồ khác trong tủ quần áo của bạn không. Một trong những điều tuyệt vời khi mua sắm qua mạng là bạn không cần phải quyết định các món hàng sẽ mua ngay lúc bấy giờ, như khi đi siêu thị, bạn có thể lưu giỏ hàng của mình trong nhiều ngày để đưa ra quyết định đúng đắn.