Mỗi vết thương là một sự trưởng thành

Mỗi vết thương nếu ta biết trân quý thì là một cơ hội để ta trưởng thành, mỗi nỗi đau là nấc thang để bước lên cung bậc an nhiên và mỗi khắc nghiệt nào đó đều có thể là kho tàng cho ta đi tìm sự vô uý.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, Phần Vết thương làm mủ, Phật dạy: “Có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dẫu có bị nói chút ít, cũng tức tối phẫn nộ, sân hận, sừng sộ và bực tức. Ví như một vết thương đang làm mủ, nếu bị cây gậy hay một miếng sành đánh phải, liền chảy mủ nhiều hơn”. Tâm ta dễ bị tổn thương như vết thương đang làm mủ, sẽ đau đớn hơn nhiều lần nếu bị tác động vào vết thương ấy.

Cuộc sống với muôn hình vạn trạng đã cho ta nhiều thất bại, nếu không có chất liệu vững chãi và chịu đựng thì có lẽ chúng ta miệt mài với những niềm đau. Dấu một hủ mắm hoặc trái sầu riêng trong nhà thì thế nào cũng bốc mùi, dòng sông trôi chảy nước sẽ sạch nhưng bị tác động chặn lại không lưu thông lâu ngày thì nước sẽ vẩn đục. Ta dồn nén những tổn thương trách móc thì từng ngày dằn vặt và mòn mỏi thân tâm.

Trong tâm ôm ấp ý niệm tiêu cực lâu dài sẽ bị những khối u trong tâm, gọi là ung thư tâm thức. Nên tìm cho mình những phương pháp để khai thông những phần bế tắc trong tâm thức, để những khối u ấy được xoa dịu và chữa lành. Để làm một hạt ngọc trai, người ta lấy con dao thật sắc nhọn mổ bụng con trai ra bỏ vào một hạt cát và may lại, rồi bỏ nó vào hồ chứa nước biển. Sẽ có hai điều xảy ra đối với con trai khi có hạt cát trong bụng; một là nó sẽ chết dần mòn bởi vết thương làm độc, hai là qua những tháng ngày đau đớn nó sẽ tiết ra chất nhờn bao bọc lại hạt cát nằm trong da thịt. Và hạt ngọc trai được hình thành như thế.

Cuộc đời nhiễu nhương đã cho ta những hạt cát sầu khổ. Nếu ta yếu đuối mỏng manh thì sẽ than vãn và gục ngã như con trai chết vì độc tố, nhưng ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt mà ta mạnh mẽ vượt qua để chế tác ra chất liệu tỉnh thức và yêu thương thì ngày đó ta đã trưởng thành hơn từ vết thương mà đời đã gửi đến.

Chúng ta trưởng thành hơn từ những vết thương

Vết thương ngoài da có ngày lành thương tích, nhưng có những vết thương lòng trải qua thời gian lâu dài mới chữa lành, đôi lúc có những vết thương lòng đã theo ta đến ngày nhắm mắt xuôi tay mà chưa được chữa trị. Mỗi người có những vết thương lòng khác nhau và đa phần những hệ quả để lại là sự đau khổ, mất niềm tin, tuyệt vọng, cô đơn và hờn giận. Có vết thương đến từ hệ lụy tình cảm, người khác phản bội, xúc phạm danh dự, lừa dối tiền bạc… Nếu không khéo thực tập thì những nỗi đau sẽ kéo dài trong tâm thức và từng ngày giết chết người bị tổn thương.

Ta cũng không thể trốn đi đâu để xa lánh những nghiệt ngã, vậy thì ngày đây, từ nơi ta vấp ngã, từ nơi những nổi đau và từ nơi mỗi vết thương ta hãy tìm ra con đường chuyển hoá để từ đó khổ đau là điều kiện hạnh phúc, vấp ngã là cơ hội vững chãi, vết thương là nhân duyên trưởng thành. Cho nên Ngài Vĩnh Gia đã nói rằng “Xét lời ác ấy là công đức, đó mới chính là thầy ta thực”.

Để tạo được trầm hương hay kỳ nam thì cây dó chịu sự tác động từ thiên nhiên như sấm sét, côn trùng xâm hại, đất lở, bão giông, các vết thương bị nhiễm khuẩn và loại vi khuẩn này kết hợp với chất nhựa của cây dó tạo thành phản ứng hoá học và hình thành trầm hương. Nhưng không phải cây dó nào bị thương cũng biến thành trầm, hàng nghìn hàng triệu cây mới có một cây;  còn tuỳ thuộc vào loài cây dó, thổ nhưỡng, thảm thực vật nơi cây dó sống, vi khuẩn nấm mốc hoặc nhiễm các loài ký sinh nào và đặc biệt là năng lực tạo ra phản ứng miễn dịch của cây dó đó. Nhân gian truyền miệng nhau câu nói “Trong đau thương dó biến thành trầm” hay câu ca dao “Dó lâu năm mới thành kỳ, đá kia lăn lóc có khi thành vàng”, như vậy ta có thể hiểu trầm kỳ là sản phẩm của quá trình nhiễm bệnh hoặc quá trình phản ứng tự vệ chống lại quá trình nhiễm bệnh của cây đó.

Cuộc đời cũng đã cho ta nhiều vết thương, ta sẽ nâng niu những vết thương ấy để tâm linh được nở hoa trưởng thành hay sẽ chết đi theo thời gian như hàng nghìn hàng triệu cây dó khác. Mỗi vết thương nếu ta biết trân quý thì là một cơ hội để ta trưởng thành, mỗi nỗi đau là nấc thang để bước lên cung bậc an nhiên và mỗi khắc nghiệt nào đó đều có thể là kho tàng cho ta đi tìm sự vô uý.

Đừng chạy trốn và xa lánh những vụng về, ngay bây giờ và ở đây, ta có thể bắt đầu với sự hồi sinh mạnh mẽ và tái sinh lại một lần nữa. Đừng để những trái ngang dòng đời vùi dập ta chết đi như con trai nhiễm độc hay những cây dó lụi tàn, hãy là trầm hương, là hạt ngọc trai, tái sinh từ những gì khắc nghiệt nhất.

Mỗi vết thương là một sự trưởng thành.

Related Posts

Câu nói ám ảnh cuối năm: “Bao giờ lấy chồng?” 3 lý do thật sự của việc bạn vẫn độc thân nằm ở đây

“Bao giờ lấy chồng?” Bạn đã phải nghe bao nhiêu lần trong năm nay, còn tôi nghe  nghe đến mức ám ảnh. Vấn đề nằm ở chỗ…

Bài học giá trị cho VỢ CHỒNG: NGHÈO thì YÊU nhau, GIÀU có chán nản sinh NGOẠI TÌNH

Ngày xưa anh đi biển, gió bão triền miên cũng không thể cuốn anh đi, giờ đây cuộc sống đã khá hơn nhưng bão ở đâu ập…

Yêu vẫn có thể chia tay, đính hôn vẫn có thể từ hôn, kết hôn rồi vẫn có thể ly hôn, phụ nữ vì vậy ĐỪNG TIN bất kỳ người đàn ông nào

Phụ nữ vẫn thường nghĩ trong tình yêu một khi đã đính hôn, kết hôn thì chắc chắn sẽ mãi không xa lìa. Vậy nhưng sự thật…

Đàn bà KHÔN nên nhớ: 3 điều không giải thích, 3 người cứ làm lơ

Đàn bà không không sống vì lời người, không đau vì kẻ không đáng. Có những không nhất thiết phải nhiều lời giải thích, có những người…

Thực ra đàn ông không yêu ai cả, họ chỉ yêu bản thân mình

Phụ nữ chúng ta ngốc lắm, yêu nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu. Khi yêu, người phụ nữ luôn là người chịu thiệt, họ luôn cố vun đắp từng…

Con trai cõng mẹ lên núi bỏ rơi, phát hiện mẹ rắc hạt đậu dọc đường! Khi biết lý do anh bật khóc

Chàng trai cõng mẹ lên núi vứt, trên đường đi bà cụ đã làm 1 việc khiến anh ta quyết định cõng mẹ về. Câu chuyện về chàng trai…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *