Phát nghiện 200 thực đơn ăn dặm nuôi con chắc thịt, khỏe xương, bé nào cũng ăn thun thút

Ai làm mẹ cũng ít nhất một lần thốt lên “như một cuộc chiến” khi chăm con tập ăn trong giai đoạn ăn dặm. Sự mệt mỏi và mất kiên nhẫn khi cứ phải đuổi theo con đã trở thành những ngày tháng đầy ám ảnh với phần lớn các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.

Bà mẹ trẻ Võ Thị Phương My (định cư tại Áo), cũng từng phải vật lộn với những ngày khủng hoảng đó. Chị đã cầu kỳ chọn nguyên liệu, chế biến công phu nhưng mỗi lúc cho con ăn bé vẫn lắc đầu nguầy nguậy. Bằng tất cả sự kiên nhẫn và trên hết là tình yêu của một người mẹ, chị đã cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Giờ đây chị có thể tự hào khi khoe trọn bộ thực đơn ăn dặm ngót nghét 200 món của mình. Quan trọng hơn là bé Gấu, con chị đã lớn khôn, khỏe mạnh nhờ những bữa ăn chất chứa đầy yêu thương và đúng phương pháp.

Chị chia sẻ với các bà mẹ đồng cảnh rằng phương pháp ăn dặm không quan trọng bằng cấu trúc ăn. Chị sử dụng 100% nguyên liệu ogarnic từ thực phẩm đạm đến rau, tinh bột và giảm tối thiểu đường, muối. Để tăng vị đậm đà trong món ăn của con, chị dùng bột nêm từ rong biển và gà. Quan trọng nhất là phải luôn cân bằng đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất béo, đạm và vitamin.

Thực ra những nguyên tắc của mẹ Gấu chia sẻ cũng là những gì mà các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên các bà mẹ nên làm theo khi bắt đầu hành trình tập ăn dặm cho con:

– Trẻ cần được ăn dặm từ khi 6 tháng tuổi và kết thúc khi được 24 tháng tuổi.

– Quy tắc đầu tiên và quan trọng nhất là phải cho ăn từ ít đến nhiều.

– Cấu trúc ăn phải từ loãng đến đặc, từ đặc đến lợn cợn và từ lợn cợn đến miếng.

– Vị thức ăn phải từ ngọt đến mặn

– Muốn bé làm quen thức ăn phải kiên nhẫn từ 3-5 ngày

– Dầu ăn còn cung là yếu tố quan trọng để cơ thể trẻ hấp thu vitamin D và canxi nên không thể thiếu khi nêm nếm thức ăn dặm của trẻ.

– Cân bằng tháp dinh dưỡng với 4 nhóm chất: đạm, béo, tinh bột và vitamin.

Dưới đây là thực đơn ăn dặm tham khảo của chị Phương My trong gần 200 thực đơn chị đã nấu cho bé Gấu để các mẹ tham khảo thêm:

Bộ thực đơn 1:

– Cháo khoai lang, su hào, thịt gà.

– Bông cải xanh, thịt bò, khoai tây.

– Cháo bông cải, khoai lang, thịt bò.

– Lúa mạch, khoai tây, rau chân vịt, thịt gà.

Bộ thực đơn 2:

Lòng đỏ trứng gà, bí đỏ, yến mạch.

– Bơ, lòng đỏ trứng gà trộn sữa.

– Yến mạch trộn sữa và chuối.

– Lê, dưa leo, khoai tây, thịt heo.

Bộ thực đơn 3:

– Bí ngòi, súp lơ, khoai tây, thịt heo.

– Củ Fenchel.

– Bánh mì sữa.

– Bí đỏ, khoai tây, súp lơ, thịt gà.

Bộ thực đơn 4:

– Đậu Hà Lan, su hào, thịt gà và yến mạch.

– Cháo khoai tây, trứng gà, đậu Hà Lan.

– Khoai lang, rau chân vịt, su hào, thịt gà.

– Khoai lang, thịt gà, su hào, măng tây với yến mạch. Tráng miệng táo chuối xay.

Bộ thực đơn 5:

– Cháo bí đỏ, măng tây, thịt bò.

– Cháo bơ thịt gà, tráng miệng lê xay với mận.

– Đậu xanh, bắp ngọt, thịt heo.

– Khoai tây, bông cải, bí đỏ, thịt gà.

Bộ thực đơn 6:

– Cháo măng tây, bí đỏ, thịt bò. Tráng miệng cherry với táo.

– Yến mạch trộn sữa vơi bơ và lê.

– Ớt ngọt kết hợp vơi khoai tây, bí đỏ, bông cải và trứng.

– Khoai tây, bí ngòi, ớt ngọt với thịt bò, quả cherry.

Bộ thực đơn 7:

– Sữa chua, yến mạch, cherry.

– Bánh Flan bơ.

– Khoai tây, củ cải vàng, củ cải đường và thịt heo.

Bộ thực đơn 8:

– Cháo khoai tây, carrot, củ cải đường, thịt gà.

– Hạt kê nấu với bông cải, táo, khoai tây và thịt gà.

– Bí đỏ, khoai tây, măng tây, thịt bò thêm chút yến mạch.

– Cháo cá hồi, cải bó xôi và ớt chuông.

Bộ thực đơn 9

– Món khoai tây, carrot, củ cải và su hào cùng với thịt gà và 1 chút bột gạo.

– Bí đỏ, đậu que, khoai tây, thịt heo với chút nước ép táo.

– Khoai lang, su hào, cá hồi với chút ớt chuông.

– Khoai tây, thịt bò, măng tây trắng với đậu Hà Lan.

Bộ thực đơn 10:

– Bí đỏ, khoai lang, hành tây, su hào và cà chua ngọt.

– Ăn hạt kê, thịt gà, khoai lang, su hào và củ cải đường.

– Cháo cải cầu vồng.

– Bánh mì với khoai tây, hành củ, dưa leo và củ cần tây.

Bộ thực đơn 11:

– Soup khoai tây, rau củ, cá hồi.

– Cháo soup thập cẩm thịt heo.

– Đậu que và nui.

– Soup kem bắp trứng gà.

Bộ thực đơn 12:

– Lúa mạch, khoai tây, bí ngòi, thịt heo carrot. Đào và cherry xay, soup bí đỏ, hành tây, thịt heo, lúa mạch.

– Cá bơn Halibut.

– Cần tây, củ cải đường, bí đỏ, thịt gà, bơ dầm, soup yến mạch, cà chua ngọt, cần tây, trứng gà.

– Cơm nát trộn canh thịt bò cần và củ hành.

Nếu mẹ cần thêm các mẫu thực đơn theo chuẩn của viện dinh dưỡng thì đây là những gợi ý tiếp theo:

Mẫu thực đơn cho trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi

Mẫu thực đơn ăn cho trẻ từ 7 -9 tháng tuổi

Mẫu thực đơn cho trẻ từ 10 -12 tháng tuổi

Mẫu thực đơn cho trẻ từ 1 – 2 tuổi

Mẫu thực đơn cho trẻ từ 2 – 3 tuổi

Theo Em Đẹp

Related Posts

95% mẹ Việt không biết: Thường xuyên chạm vào 2 bộ phận này, IQ con sẽ cao ngất

Theo các chuyên gia, bên cạnh những yếu tố về gen di truyền, trẻ vẫn có thể phát triển trí thông minh vượt trội nếu cha mẹ…

5 câu nói tưởng đơn giản nhưng lại HỦY HOẠI cuộc đời của trẻ, bố mẹ thông thái đừng bao giờ nói ra

 Đã khi nào bạn vô tình nói ra những câu này với con cái? Nếu có hãy rút kinh nghiệm và đừng nói thêm lần nào nữa…

Cách gọi sữa về “ướt áo” với nước gạo vô cùng hiệu quả

Sữa gạo gọi sữa mẹ về vừa thơm ngon lại dễ uống hơn rất nhiều việc uống sữa ông Thọ hay ăn móng giò (vừa ngấy lại…

3 tuổi nặng 60 kg, bé ‘khủng long’ bị cấm đến trường mẫu giáo

Cậu bé này to gấp 5 lần kích thước bình thường của các bạn cùng lứa tuổi. Bé cũng cao hơn rất nhiều so với các bạn…

Đây là 30 câu hỏi giúp mẹ biết được con đi học đã xảy ra những chuyện gì?!

Để biết ở trường của con đã diễn ra chuyện gì, con vui hay buồn, ngoan hay hư,… mẹ có thể sử dụng linh hoạt 30 câu…

Muốn bé sơ sinh an yên, mau lớn mẹ hãy tránh xa 10 đại kỵ dân gian này: còn hơn cả bùa cầu bình an

Trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ dành cho trẻ nhỏ. Mẹ nào tin có kiêng có lành thì xem qua nha! Em xi nhan trước…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *