Viên đạn nguy hiểm nhất thế giới – Dum Dums: Trúng đạn là khỏi cứu

Các quốc gia luôn cố gắng tạo ra những loại vũ khí có uy lực lớn nhất nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực đối phương, chiếm ưu thế trên chiến trường. Tuy nhiên, có những vũ khí giết người theo cách vô nhân đạo và để lại hậu quả nặng nề đến mức chúng bị cấm theo các công ước quốc tế, theo Sputnik.

Đạn đầu rỗng

Còn gọi là đạn nở (expanding bullet), đạn đầu rỗng có khả năng nở mạnh khi va chạm, tăng đường kính gấp đôi kích thước ban đầu, tạo ra vết thương lớn trên cơ thể người trúng đạn.

Loại đạn đầu rỗng đầu tiên được chế tạo vào đầu thập niên 1890, được đặt biệt danh “dum-dum” theo tên một nhà máy vũ khí của Anh nằm tại Kolkata, Ấn Độ. Viên đạn làm từ thép mềm, phần đầu khoét rỗng để bung thành hình nấm khi găm vào mục tiêu. Trong hầu hết trường hợp bị bắn trúng, loại đạn này thường gây tử vong hoặc làm mục tiêu bị tàn tật suốt đời.

Đạn đầu rỗng trước và sau khi bắn trúng mục tiêu. Ảnh: Wikipedia.

Sức công phá của đạn dum dums.

Công ước Hague năm 1899 cấm việc sử dụng đạn nở, tuy nhiên quân đội đế quốc Nga và Đức vẫn triển khai chúng trong Thế chiến I. Ngày nay, hầu hết quân đội các nước không trang bị đạn đầu rỗng, mặc dù Mỹ cho rằng loại đạn này là vũ khí cần thiết trong chiến đấu. Việc sử dụng đạn đầu rỗng ở quy mô lớn trên chiến trường bị coi là tội ác chiến tranh.

Ảnh Internet
Ảnh Internet
Ảnh Internet
Ảnh Internet

Loại đạn này hiện nay chủ yếu được dùng trong lực lượng cảnh sát, cho phép họ hạ đối tượng một cách nhanh chóng, hạn chế thiệt hại cho những người xung quanh. Thợ săn cũng được sử dụng đạn nở để tiêu diệt những con thú kích thước lớn.

Bom napalm

Napalm là chất lỏng dễ cháy, có thành phần chính gồm chất tạo keo và xăng cô đặc. Loại vũ khí này được phát triển tại phòng thí nghiệm bí mật của đại học Harvard vào năm 1942, là sản phẩm của nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Louis Fieser.

Bom napalm trong cuộc tập trận Mỹ – Ecuador năm 1985. Ảnh: Wikipedia.

Napalm được triển khai lần đầu tiên tại chiến trường châu Âu trong Thế chiến II, ban đầu nhằm tấn công cơ sở hạ tầng và sau đó là gây sát thương cho sinh lực đối phương. Loại vũ khí này có giá rất rẻ và dễ chế tạo, đồng thời tạo ra khả năng sát thương và hiệu ứng tâm lý khủng khiếp. Napalm dễ bắt lửa và bám dính vào mọi bề mặt, kể cả da người, gây ra những vết bỏng nặng khó dập tắt.

Vì những hiệu ứng hủy diệt đáng sợ, Công ước Liên Hiệp Quốc về các loại vũ khí thông thường (CCCW) năm 1980 cấm hoàn toàn việc dùng bom napalm nhằm vào dân thường. Tuy nhiên, còn nhiều quốc gia chưa thông qua điều khoản của CCCW và tiếp tục duy trì kho vũ khí napalm.

Bom chùm

Hầu hết các loại bom đạn chùm đều được triển khai bởi không quân. Bom chùm có thân vỏ rỗng, bên trong chứa đầy bom con với khối lượng có thể lên tới 10 kg. Một quả bom chùm có thể chứa 100 bom con, nhằm tiêu diệt bộ binh, tăng thiết giáp và cơ sở hạ tầng trên diện tích lớn.

Khi được thả, vỏ bom sẽ phát nổ ở độ cao nhất định, phân tán các quả bom con ra một diện tích lớn. Nhờ đó, bom chùm có hiệu quả cao với những mục tiêu phân tán. Nhược điểm của vũ khí này là bom con có thể bung ra nhưng không phát nổ, trở thành những quả mìn nguy hiểm, gây sát thương cho dân cư và binh lính ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc. Một số loại bom chùm hiện đại được trang bị cơ cấu tự hủy, nhưng vẫn không thể loại bỏ nhược điểm này.

Không quân Mỹ thử nghiệm bom chùm CBU-105.

Công ước kiểm soát bom đạn chùm (CCM) được đưa ra vào năm 2008 tại Dublin, Scotland và đến nay đã có 108 quốc gia ký kết. Tuy nhiên, những cường quốc chế tạo và sử dụng nhiều bom chùm như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Israel vẫn chưa tham gia CCM, cho rằng loại vũ khí này có hiệu quả rất cao trong tác chiến.

Phốt-pho trắng (WP)

Đạn WP được quân đội các nước sử dụng trong cả hai cuộc thế chiến. Quân đội Mỹ cũng triển khai bom phốt-pho trắng trong Chiến tranh Triều Tiên, cũng như chiến dịch can thiệp quân sự tại Iraq và Syria.

Quân đội Mỹ không kích IS bằng bom phốt-pho trắng.
Ảnh Internet
Ảnh Internet

Phốt-pho trắng dễ bắt lửa, có khả năng tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí. Chúng có khả năng bám dính vào da, gây bỏng và tổn thương tới phần xương người. Nạn nhân thường tử vong vì vết bỏng nặng và hít phải khói độc từ phản ứng cháy của WP.

Công ước Geneva về bảo vệ các nạn nhân chiến tranh năm 1977 chính thức cấm những vũ khí “gây thương vong hoặc đau đớn không cần thiết”, trong đó có phốt-pho trắng.

Mìn

Nhiều loại mìn đã được triển khai trong hàng loạt cuộc chiến kể từ đầu thế kỷ 20. Chúng thường được cài dưới mặt đất hoặc những chỗ khó phát hiện, nhằm mục đích tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa lực lượng đối phương, từ bộ binh cho tới xe cơ giới và tăng thiết giáp.

Việc sử dụng mìn gây nhiều tranh cãi vì chúng vẫn có thể gây sát thương trong hàng chục năm sau khi chiến tranh kết thúc. Một số chuyên gia ước tính vẫn còn hàng triệu quả mìn chưa nổ ở các khu vực trên khắp thế giới.

Hiệp ước Ottawa được ký năm 1997 đã cấm hoàn toàn việc triển khai mìn trong chiến đấu. Nhưng nhiều nước, đi đầu là Mỹ, Nga và Trung Quốc, vẫn chưa tham gia hiệp ước này. Bên cạnh đó, các nhóm khủng bố cũng thường áp dụng chiến thuật cài mìn, gây thiệt hại không nhỏ cho dân cư địa phương.

Theo anngubongda

Du

Related Posts

Tuần tới, gió mùa đông bắc tràn xuống, Hà Nội lạnh 21 độ

Trong hai ngày đầu của đợt gió mùa lần này (ngày 27 và 28/9) sẽ chưa mạnh nhưng có mưa… Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng…

Công an ập vào khách sạn bắt quả tang Á hậu và MC nổi tiếng đang bán dâm

Một đường dây bán dâm quy tụ những chân dài là Á hậu, người mẫu, MC, sinh viên… vừa bị Công an TP.HCM triệt phá. Ngày 6/9,…

Lễ “tốt nghiệp” cảm động của cậu bé sinh non ở tuần 22, nặng chưa đầy 4 lạng

Khi cậu bé chào đời, các bác sĩ đã dự đoán bé chỉ có 2% cơ hội sống sót. Lễ “tốt nghiệp” bệnh viện của Cullen. Khi cậu…

Vì sao Minh Vương là người được chọn đá phạt chứ không phải Quang Hải?

Vào sân để thay cho Xuân Trường, Minh Vương đã chơi rất tốt và làm cho thế trận của Olympic Việt Nam sáng sủa hơn trước Hàn…

Malaysia, Indonesia thua đau, Đông Nam Á còn duy nhất Olympic Việt Nam ở tứ kết ASIAD

Olympic Malaysia dừng bước ở vòng 1/8 môn bóng đá nam ASIAD 18 khi để thua đáng tiếc trước Olympic Nhật Bản. Đứng đầu bảng E và đánh bại…

Mẹ diễn viên Mai Phương: ‘Con tôi rất yếu, không thể trò chuyện’

Tối qua 18/8, nhiều đồng nghiệp và khán giả hoang mang trước thông tin nữ diễn viên Mai Phương bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Mẹ…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *