Hành trình kỳ diệu 41 tuần tuổi ĐÁNG YÊU vô cùng của thai nhi, ngắm hoài không chán, mẹ rủ bố xem con yêu phát triển thế nào nè!

Hôm nay các mẹ hãy cùng theo dõi sự phát triển của thai nhi khi còn trong bụng mẹ với những hình ảnh được minh họa bởi các bác sĩ chuyên khoa nhé.

Sự phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ nhất

Tuần 2: Mẹ rụng trứng ở đầu tuần thứ 2. Tế bào trứng này được thụ tinh trong vòng 12 – 24h sau khi tinh trùng thâm nhập vào. Đây là nguyên lý sinh học đơn giản trước khi dẫn đến những quá trình phức tạp hơn để hình thành sự sống của một con người. Trong một vài ngày sau đó, trứng đã được thụ tinh này sẽ phân chia thành nhiều tế bào khi nó di chuyển xuống ống dẫn trứng, đi sâu dần vào lớp niêm mạc tử cung.

Ảnh: Internet

Tuần 3: Thời điểm này, tế bào trứng đã được thụ tinh nằm nép vào bên trong lớp niêm mạc tử cung có hình dạng như một quả bóng siêu hiển vi với hàng trăm tế bào nhỏ sẽ phát triển thành thai nhi sau này. “Quả bóng” này được gọi là phôi thai sẽ bắt đầu sản sinh ra hooc-môn thai kỳ hCG – loại này sẽ ngăn chặn sự rụng trứng hình thành kinh nguyệt hàng tháng của các mẹ.

Ảnh: Internet

Tuần 4: Phôi thai chính thức được hình thành và các mẹ có thể nhận biết mình đang mang thai thông qua hiện tượng không thấy xuất hiện kinh nguyệt hoặc dùng que thử thai.

Ảnh: Internet

Tuần 5: Thai nhi có hình dạng một con nòng nọc hơn là giống người bình thường nhưng đây là thời gian phát triển rất nhanh của thai. Hệ thống tuần hoàn đang dần hình thành và trái tim bé bỏng bắt đầu có nhịp đập ở tuần 5 này.

Ảnh: Internet

Tuần 6: Các bộ phận như mũi, miệng và tai bắt đầu tạo hình; ruột và não bộ cũng phát triển dần từ tuần này.

Ảnh: Internet

Tuần 7: Kích thước của thai nhi đã to gấp đôi kể từ tuần trước nhưng vẫn có đuôi đằng sau. Cái đuôi này sẽ sớm biến mất thôi. Chân và cánh tay nhỏ bé trông giống như mái chèo đang dần được định hình.

Tuần 9: Về cơ bản, phần sinh lý cơ bản của thai nhi đã phát triển đúng vị trí (thậm chí còn phát triển dái tai nhỏ xíu) nhưng vẫn còn nhiều bộ phận nữa phát triển về sau. Lúc này, đuôi phôi thai cũng biến mất. Trọng lượng của thai nhi còn rất nhẹ nhưng đây là khoảng thời gian bé sẽ bắt đầu tăng cân nhanh chóng.

Ảnh: Internet

Tuần 10: Phôi thai đã hoàn thành giai đoạn quan trọng nhất của sự phát triển. Da của bé vẫn còn mờ nhưng chân tay đã có thể gập hoặc uốn cong và những tiểu tiết như móng tay cũng bắt đầu hình thành.

Ảnh: Internet

Tuần 11: Thai nhi đã gần như hoàn thiện cơ thể. Bé có thể đá, vươn người và thậm chí nấc vì cơ hoành phát triển mặc dù các mẹ khó có khả năng cảm nhận thấy những hoạt động này.

Ảnh: Internet

Tuần 12: Ở tuần 12 này, thai nhi sẽ có những phản xạ từ bên trong như:

– Ngón tay có thể xoè ra, cụp lại
– Ngón chân có thể gập lại
– Miệng có động tác như bú mút

Ảnh: Internet

Thai nhi sẽ cảm nhận được nếu như các mẹ chọc nhẹ từ bên ngoài bụng nhưng các mẹ thường không thể biết được những chuyển động của bé bên trong.

Tuần 13: Đây là tuần cuối của giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Những ngón tay nhỏ bé giờ đây đã có vân tay và những cơ quan bên trong cũng như mạch của cơ thể có thể nhìn thấy rõ ràng qua da. Nếu thai nhi là bé gái, cơ quan buồng trứng cũng đã chứa hơn 2 triệu trứng trong đó.

Tuần 14: Những xung não của bé bắt đầu hoạt động và cũng có những cử động của cơ mặt. Tuần này, thận cũng dần làm việc. Nếu siêu âm, các mẹ có thể bắt gặp thời điểm bé mút ngón tay.

Ảnh: Internet

Tuần 15: Mi mắt của thai nhi chưa mở ra nhưng bé vẫn cảm nhận được ánh sáng. Nếu thử chiếu đèn pin vào bụng, bé sẽ di chuyển khỏi chỗ có chùm sáng đó. Siêu âm thực hiện trong tuần này có thể biết được giới tính của bé.

Ảnh: Internet

Tuần 16: Những chi tiết trên da đầu bắt đầu xuất hiện mặc dù chưa nhìn thấy tóc của bé. Phần chân cũng phát triển hơn và các mẹ có thể nhận thấy thông qua những cú đạp của bé. Đầu của bé thẳng hơn và thai đã dần định hình đúng vị trí.

Theo GDHD

Related Posts

Mẹo đơn giản để nhận biết mình đang mang thai bé trai hay bé gái, nhiều mẹ đã thử và chính xác lắm nha!

Cha mẹ nào mà chẳng muốn biết trước giới tính của con. Biết giới tính của con sớm đôi khi cũng là một cái lợi các mẹ…

5 thói quen của bố tổn hại nghiêm trọng đến thai nhi, thương con bố hãy nói ‘không’

Đừng tưởng chỉ có những thói quen sinh hoạt của bà bầu mới ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trong bụng. Đôi khi…

13 loại rau gây co bóp tử cung dữ dội, sảy thai, sinh non, thương con mẹ bầu nhịn miệng

Để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ bầu cần tránh xa 13 loại rau gây sảy thai,…

18 loại rau quả tuyệt ngon giàu canxi hơn cả sữa, tôm cua, mẹ bầu nhớ ăn mỗi ngày

Canxi là chất rất cần thiết cho thai phụ. Bà bầu bổ sung canxi không gì tốt và an toàn bằng con đường ăn uống những loại rau củ…

11 món ngon khiến nước ối ĐỤC NGẦU, khô cạn dần, thai nhi ng ộp thở, teo tóp, mẹ nhớ đừng đụng đũaa

Các mẹ ơi, khi mang bầu có hai thứ ngày nào mẹ cũng làm đó là ăn thật nhiều để con tăng cân nhanh và để ý…

5 nỗi kinh hãi của các mẹ khi đi sinh, mang thai lần đầu mẹ cần đọc ngay

Bên cạnh việc bị cơn đau chuyển dạ hành hạ liên tục suốt nhiều tiếng đồng hồ, sinh con còn bao gồm rất nhiều nỗi khổ khác….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *