Bà bầu bị bệnh sởi ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào? Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Khi bị sởi, mẹ bầu có nguy cơ bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm, từ đó dễ gây ra các bệnh như: viêm phổi, viêm đường tiết niệu,.. Trong đó, viêm phổi sẽ làm chức năng của phổi bị giảm sút, ảnh hưởng tới việc cung cấp oxy cho thai nhi – nguyên nhân hàng đầu khiến thai nhi bị suy. Mặc dù tỉ lệ bà bầu bị sởi trong thai kỳ không cao nhưng một khi đã bị nhiễm bệnh thì cả mẹ và thai nhi đều sẽ bị đặt trong tình trạng “khẩn cấp”. Do đó, chị em bầu bí hãy nâng cao tinh thần phòng tránh sởi khi mang thai để bảo vệ con yêu một cách tốt nhất nhé.
Bệnh sởi ảnh hưởng tới mẹ bầu như thế nào?
Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Khi bị sởi, mẹ bầu có nguy cơ bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm, từ đó dễ gây ra các bệnh như: viêm phổi, viêm đường tiết niệu,.. Trong đó, viêm phổi sẽ làm chức năng của phổi bị giảm sút, ảnh hưởng tới việc cung cấp oxy cho thai nhi – nguyên nhân hàng đầu khiến thai nhi bị suy.
Nếu mẹ bị sởi mà kèm theo sốt thì thân nhiệt của mẹ sẽ luôn ở mức 39 – 40 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ ở buồng tử cung thường cao hơn thân nhiệt mẹ từ 1 – 1.5 độ C. Tức là khi mẹ sốt cao, thai nhi sẽ phải sống trong môi trường có nhiệt độ lên tới 40 – 41,5 độ C. Mức nhiệt này tác động trực tiếp tới sự phát triển của thai, làm cho thai nhi dễ bị chết lưu hoặc sảy.
Những nguy hiểm khi mẹ bầu mắc bệnh sởi
Đối với người bình thường, bệnh sởi có thể khiến người lớn bị viêm não và trẻ em có nguy cơ bội nhiễm đường hô hấp dẫn tới suy hô hấp nặng. Riêng đối với nhóm phụ nữ mang thai, sởi không chỉ tác động đến sức khỏe của thai phụ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Lý do khiến bệnh sởi trở nên nguy hiểm đối với bé yêu của bạn đó là vì khi virut sởi tấn công vào hệ miễn dịch làm cho chúng yếu đi thì cơ thể mẹ sẽ chống lại bằng cách “gây sốt”.
Trong buồng tử cung nhiệt độ luôn ở mức cao hơn cơ thể người mẹ từ 1-1,5 độ C. Nếu bà mẹ bị sốt 39-40 độ C cũng có nghĩa em bé phải chịu đựng nhiệt độ trong tử cung ở mức 40-40,5 độ C. Mức nhiệt độ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của thai nhi và có khả năng sảy thai hoặc khiến thai chết lưu.
Bà bầu bị bệnh sởi ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
Bà bầu sốt cao có thể gây nguy hiểm cho thai nhi Tuy vậy, sức ảnh hưởng của bệnh sởi còn tùy thuộc vào tuổi thai. Trong 3 tháng đầu: mẹ mắc sởi, thai nhi có nguy cơ dị dạng hoặc sảy thai rất cao, sinh con nhẹ cân, dị tật. Trong 3 tháng giữa: nguy cơ dị dạng thai ít hơn, nhưng vẫn có thể gây thai lưu hoặc sảy thai. Trong 3 tháng cuối: nguy cơ gây dị dạng thai không cao nhưng có thể khiến mẹ bầu phải sinh non hoặc thai chết lưu.
Phòng sởi khi mang thai
Như mẹ đã biết, trong thời gian mang bầu, sức đề kháng của cơ thể mẹ thấp nên rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus, đặc biệt là khi có dịch sởi. Mà dịch sởi có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, mẹ không nên chủ quan mà cần phòng ngừa sởi ngay từ thời điểm trước khi mang thai. Thực chất việc phòng tránh sởi vô cùng đơn giản, cách tốt nhất là mẹ nên tiêm phòng sởi trước khi mang thai. Vì vắc xin ngừa sởi được chế tạo từ những vi khuẩn sổng nên mẹ bầu cần tiêm trước thời điểm dự định “có em bé” ít nhất là 3 tháng. Điều đó sẽ giúp cho cơ thể mẹ tạo ra đầy đủ kháng thể chống virus sởi.
– Cách tốt nhất để phòng sởi trong thai kỳ đó là chị em nên tiêm ngừa trước ít nhất 3 tháng để cơ thể có đủ thời gian tạo ra kháng thể chống lại virut.
– Giữ vệ sinh thân thể và phòng ốc giúp tăng khả năng phòng các loại bệnh truyền nhiễm.
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nên dùng loại xà phòng có tác dụng diệt khuẩn để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virut.
– Đeo khẩu trang y tế chuyên dụng khi đi ra khỏi nhà, đến chỗ đông người.
– Luôn vệ sinh sát trùng mũi họng bằng nước muối sinh lý.
– Tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Đồng thời, nên giữ cho môi trường sống thoáng khí, sạch sẽ.
– Nếu trong nhà có người lớn, trẻ nhỏ bị sởi phải cách ly và không được tiếp xúc tránh bị lây sởi.
– Khi bị sốt, phát ban cần đi khám ngay để có lời khuyên chu đáo của bác sĩ chuyên khoa. Mặt khác, thai phụ cần được theo dõi cả mẹ lẫn thai khi bị nhiễm sởi.
– Dùng bất cứ loại thuốc hay lá dân gian nào cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không được xông, sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.
Phân biệt Rubella và sởi
Những biểu hiện bên ngoài giữa bệnh sởi và Rubella gần giống như nhau nhưng xét về hậu quả mà hai loại bệnh này gây ra thì Rubella sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi nhiều hơn vì Rubella tác động trực tiếp đến thai nhi còn sởi thường gây sốt cao cho mẹ và qua đó gây ảnh hưởng thai nhi. Để có thể phân biệt và nhận dạng mình bị nhiễm Rubella hay sởi thông thường chỉ có cách xét nghiệm huyết thanh tại cơ sở y tế chuyên khoa mới đảm bảo chính xác.
Nếu đang có dịch bệnh, mẹ bầu hãy đeo khẩu trang y tế mỗi khi ra khỏi nhà, nên hạn chế tới những nơi đông người, tiếp xúc với trẻ nhỏ – đối tượng chính mắc bệnh sởi. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú trọng tới vấn đề dinh dưỡng, cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất: đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nhất là mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau xanh để hấp thu nhiều các vitamin A, C, E,… giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh như sốt, phát ban,… mẹ cần tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, kể cả các loại thuốc đông y hay xông hơi bằng lá thuốc trước khi có chỉ định của bác sĩ nhé.