Mọi thứ quá bất ngờ và không có chút mường tượng gì về sinh mổ sẽ khiến mẹ rất dễ rơi vào trạng thái bấn loạn tâm lý nhẹ. Để phòng cho những trường hợp bất ngờ này, mẹ nên biết về những điều rất quan trọng sau đây:
1. Thay áo:
Có đấy nhưng chỉ để cởi raMẹ sẽ phải thay áo và khoác lên mình một chiếc váy quá khổ trước khi lên bàn sinh mổ. Nhưng không giống với những mục đích khác của việc thay đồ, chiếc áo này sẽ rất nhanh chóng được cởi ra từ phần cổ trở xuống. Tất cả sẽ trống hoác và chỉ được che bằng một tấm vải rất đặc thù của phòng mổ. Nếu váy rộng, bác sĩ cũng sẽ kéo lên đến gần cổ để khử trùng toàn bộ vùng xung quanh vết mổ và tiến hành gây tê.
2. Có nhiều người ở bên sẽ giữ chặt mẹ
Ở một số bệnh viện, để phòng khi vì quá khích hay sợ hãi, mẹ vùng dậy khỏi bàn mổ, các y tá sẽ được bố trí sẵn ở hai bên bàn mổ để giữ chặt cánh tay và đè mẹ xuống khi cần. Nghe ra dường như hơi rùng rợn nhưng đó là cách cần thiết để bảo vệ mẹ và con trong điều kiện vô trùng tốt nhất. Tất nhiên, với những mẹ sinh mổ có kèm phủ mê thì sẽ không cần phải dùng đến biện pháp này nhé!
3. Có thể nghe y tá, bác sĩ nói chuyện phiếm
Ngoài câu chuyện về phẫu thuật với các loại dao kéo, dụng cụ phẫu thuật cần thiết, mẹ có thể nghe đủ thứ chuyện trên trời dưới đất từ các bác sĩ. Các mẹ đừng thấy vậy mà hoang mang nhé! Thử hỏi nếu có chuyện bất trắc gì xảy ra liệu họ có vui vẻ ở đó để phiếm chuyện thế không? Hơn nữa, không phải ê-kip nào cũng chịu tám như vậy. Đây chỉ là một mách nhỏ để mẹ phòng thân thôi nhé!
4. Anh chồng có thể đang rất sợ hãi
Hiện nay, một số bệnh viện cho phép chồng được cùng vợ vào phòng sinh. Các bác sĩ rất có kinh nghiệm trong chuyện này nên hầu hết đều bảo chồng chỉ tập trung nhìn vào mặt mẹ, động viên mẹ. Nhưng làm sao chống lại được sự tò mò? Nhiều anh vẫn làm liều nghía xuống nhìn bác sĩ phẫu thuật và khóc thét lên sợ hãi, thậm chí khóc lóc. Điều này có thể khiến mẹ bị hoang mang lây đấy! Do đó, hãy cố gắng nhìn vào mắt chồng, nắm thật chặt tay chồng để cả hai cùng hít thở và tập trung cho cuộc phẫu thuật được thành công nhé!
5. Gần như toàn thân sẽ bị tê liệt
Khi mổ, mẹ sẽ được gây tê, rất ít trường hợp có thể phủ mê. Nếu gây tê, mẹ sẽ dường như mất hết cảm giác từ phần nách hoặc ngực trở xuống. Đây là cách để bác sĩ giúp mẹ giảm bớt đau đớn sau ca sinh. Nhưng nó cũng khiến không ít mẹ hoang mang. Một số rất sợ cảm giác vô cảm. Tuy nhiên, mẹ đừng để điều đó chi phối sự tập trung của mình nhé! Hãy nghĩ đến con, cảnh con được đưa đến mẹ, cho ấp vào người mẹ để lấy thêm sức mạnh nha!
6. Muốn tận mắt xem ca mổ vẫn được
Sẽ có một tấm màn xanh để chắn tầm nhìn của mẹ và em bé. Điều này phòng khi mẹ sợ hãi với cảnh mổ. Nhưng nếu máu và cảnh dao kéo xẻ da thịt không làm mẹ sợ hãi thì hãy can đảm xin bác sĩ được theo dõi suốt ca mổ bằng cách thay tấm vải xanh bằng một tấm plastic trong suốt nhé! Nhớ là mẹ phải tự lượng sức chịu đựng của mình mới đề nghị nha!
7. Mẹ cảm nhận được lúc em bé được lấy ra
Dù gây tê nhưng khi em bé được bác sĩ đưa ra ngoài, mẹ sẽ ít nhiều cảm nhận được. Cảm giác đó giống như một va đập không đau vậy đó. Và khi em bé được đưa ra ngoài thì mẹ sẽ thấy bụng mịnh nhẹ hẳn đi, gần giống với cảm giác các mẹ sinh mổ đưa tay sờ ngay bụng mình khi con được sinh ra vậy.
8. Sinh mổ không phải đêm trường
Thời gian trung bình cho một ca sinh mổ là 40 phút. Trong đó đã gồm toàn bộ thời gian mổ và khâu lại. Tuy có vẻ rất dài như đêm trường nhưng mẹ sẽ thấy mọi thứ nhanh hơn những gì mong đợi.
9. Khi con bú lần đầu tiên mẹ không có cảm giác
Sau sinh, thuốc tê vẫn còn tác dụng. Do đó mẹ có thể không có nhiều cảm giác xúc động khi con lần đầu tiên bú mẹ. Nhưng đừng lo lắng vì thời gian sẽ giúp mẹ chóng lấy lại được cảm giác thiêng liêng của tình mẫu tử khi con bú mẹ. Hoặc không, các cô điều dưỡng sẽ hướng dẫn riêng cho mẹ. Mẹ đừng lo lắng quá nha!