Tiêm vắc xin phòng bệnh là phương pháp tốt nhất để bố mẹ bảo vệ bé yêu tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm.
Đặc biệt trong điều kiện môi trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, tiềm ẩn các mối đe dọa lớn đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi các bé có hệ thống miễn dịch còn rất yếu nên dễ bị dịch bệnh tấn công. Vậy nên các bậc phụ huynh lại càng không được chủ quan với những mũi tiêm để giúp con phòng bệnh tốt hơn.
Mặc dù thời gian trước đây có một số vụ việc trẻ sau khi tiêm phòng bị phản ứng thuốc dẫn đến một số tác dụng phụ và gây ra tai nạn đau lòng nhưng con số đó là rất ít. Và so với độ rủi ro khi mắc bệnh, tiêm phòng vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ các bé khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng của nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Bởi vậy, các mẹ hãy nhớ lịch tiêm phòng mới nhất cho năm 2018 để con yêu được bảo vệ tốt hơn trước những loại vi khuẩn, virus gây bệnh phức tạp như hiện nay nhé.
Lịch tiêm chủng cho con dưới đây nè các mẹ:
Giai đoạn sơ sinh:
– Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh
– Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao
02 tháng
– Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1 mũi 1 (vắc xin 5 trong 1)
– Uống vắc xin bại liệt lần 1
– Vắc xin Rota virus: ngăn ngừa Rota virus gây bệnh tiêu chảy
03 tháng
– Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1 mũi 2
– Uống vắc xin bại liệt lần 2
04 tháng
– Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3
– Uống vắc xin bại liệt lần 3
6 tháng tuổi
– Tiêm phòng cúm
09 tháng
– Tiêm vắc xin sởi mũi 1
Từ 12 tháng tuổi
– Thủy đậu
– Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1
– Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1)
– Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)
18 tháng
– Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4
– Tiêm vắc xin sởi – rubella
Từ 2 đến 5 tuổi
– Vắc xin Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao) (lần 2 sau lần một 2 tuần)
Từ 3 đến 10 tuổi
– Vắc xin Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)
Trên 9 tuổi
Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Sau khi cho bé đi tiêm về, con có thể sẽ có các dấu hiệu bị sốt nhẹ, sưng tấy ở vị trí tiêm. Điều này là hoàn toàn bình thường, không quá đáng lo vì chỉ cần sau 6 đến 8 giờ thì các triệu chứng này sẽ giảm và mất dần sau khoảng 2-3 ngày.
Khi thấy con bị sốt, mẹ nên cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dùng khăn mềm và nước ấm lau người cho trẻ. Mẹ cũng có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Nếu con có biểu hiện bất thường như co giật, da xanh tím tái, khóc nhiều thì cần phải đưa đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh lưu ý không bao giờ được áp dụng các biện pháp dân gian như: xát chanh hay khoai tây lên vết tiêm nhé. Bởi cách này không giúp vết tiêm của bé nhanh lành mà còn có nguy cơ bị nhiễm trùng đó ạ. Mẹ có thể sử dụng đá để chườm lạnh, sau 24 giờ chườm nóng để giảm đau cho con, để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn nhé
Theo tinphunu