Đôi vợ chồng gác lại tấm bằng thạc sỹ, mở quán chè bưởi cứu con mắc bệnh hiểm nghèo

“Không ai nhắc, tôi quên mình phải buồn”, chị Nhi cho biết.

Ngày 27/8 vừa qua, nhiều người đi ngang quán chè nhỏ trên đường Chu Văn An quận Bình Thạnh đều bất giác mỉm cười khi chứng kiến một bữa tiệc sinh nhật đơn giản mà vô cùng ấm áp, diễn ra ngay trên vỉa hè. Đó là buổi tiệc sinh nhật 2 tuổi của cậu bé Nguyễn Quang Thạc, với bánh gato và đồ ăn mời các bạn bè hàng xóm là những cốc chè bưởi mẹ tự nấu.

Mới chỉ 1 năm trước thôi, chị Nhi – chủ quán chè còn từng không dám mong ước gì đến những sinh nhật cho Thạc – cậu con trai thứ hai của anh chị. “Ngày sinh nhật con năm ngoái, khi con tròn 1 tuổi, đó cũng là ngày sinh nhật con buồn và áp lực nhất của tôi. Tôi khi ấy không biết đối diện với sự thật như thế nào, nhìn con mà chỉ một điều ước con mạnh khoẻ cũng không dám nghĩ có thể thành sự thật”.

Nhưng bây giờ, mọi chuyện đã khác. Khi chị và chồng quyết định gác lại ước mơ sự nghiệp đời mình, để dành tất cả cho con

Cơn ác mộng ập đến khi con 10 tháng tuổi đã thay đổi tất cả

Cách đây 8 năm, chàng sinh viên quê Đắk Lắk Lê Văn Quang (sinh năm 1987) gặp cô gái Bến Tre – Lương Thị Nhi (sinh năm 1990) tại mảnh đất Sài Gòn hoa lệ. Họ yêu nhau, cùng nhau đỗ đại học, kết hôn rồi lại cùng nhau học tiếp lên thạc sĩ. Cuộc sống của cả hai từng diễn ra vô cùng êm đềm.

4 năm trước, họ chào đón cậu con trai đầu lòng, đặt tên là Lê Quang Thiện và 2 năm sau đó, tiếp tục sinh con thứ hai. Đứa trẻ chào đời đúng sau ngày hai vợ chồng cùng bảo vệ thành công luận án thạc sỹ và được đặt tên là Lê Quang Thạc – như một cách gợi nhớ kỷ niệm 8 tháng ôm bụng bầu lên giảng đường cao học.

Chào đời lành lặn nhưng Thạc lớn lên lại bắt đầu có những biểu hiện khác thường. Đến tháng thứ 10, trong một lần đưa con đi khám, chị Nhi rụng rời chân tay khi con trai bất ngờ được chẩn đoán mắc một căn bệnh hiểm nghèo, khiến bé “không thể sống quá 10 năm”.

9 tháng mang bầu của tôi diễn ra hoàn toàn bình thường yên ả. Tôi đi khám đầy đủ các mốc thai kỳ và không thiếu một chỉ số nào hết. Bác sĩ cũng không phát hiện ra bất thường gì. Chỉ sau này trong thời gian chăm con, bé có những điều bất thường: yếu, ngồi không vững, lưng cong, nhận thức hơi chậm. Khi con 7,8 tháng, tôi đã có những linh cảm bất an nhưng thực sự bản thân không đủ can đảm để đưa bé đi khám”, chị Nhi nhớ lại.

Khi bác sĩ nói rằng ‘phần chất trắng trong não của cậu bé này đã hoàn toàn chết’ chị mới thật sự bàng hoàng. Chị gọi cho chồng đang ở nơi cách xa bệnh viện mấy mươi cây số, nghe giọng chồng khô khốc trong điện thoại vọng về: ‘Mang con vào khám lần nữa đi em, anh không tin con mình như thế’.

Vậy nhưng, kết quả vẫn không thay đổi, chị bế con về trong vô thức.

Hành trình gác lại tấm bằng thạc sỹ để dành thời gian cho tương lai con

Giai đoạn sau khi biết con bệnh nhưng tất cả các bác sĩ đều không có câu trả lời là giai đoạn khủng khiếp nhất của hai vợ chồng. Những ngày đầu biết con mình bị bệnh, chị Nhi và anh Quang liên tục có những lục đục. Anh chị không dám nói với bất cứ ai, kể cả ông bà nội ngoại hai bên về tình hình của bé Thạc.

“Làm mẹ, áp lực lớn nhất chính là sợ bị người ngoài khiển trách vì không biết chăm con. Lúc đó, tôi không vượt qua được nỗi sợ đó. Tôi sợ người ta có cái nhìn khác với con mình, sợ sự kỳ thị dành cho đứa trẻ không được bình thường như những đứa trẻ khác”.

Sau đó gần 2 tháng, được sự động viên của chồng, chị Nhi đã quyết định nói ra tất cả. Chị bắt đầu đưa con đến trung tâm vật lý trị liệu, chị gạt bỏ mọi ước mơ dang dở, gấp lại tấm bằng thạc sĩ để ở nhà toàn tâm toàn ý chăm sóc con.

Khi con được 1 tuổi rưỡi, chị quyết định vay ngân hàng 60 triệu để mở quán chè bưởi, mục đích không nhằm kiếm tiền, chỉ ao ước con có được một “sân chơi” mỗi chiều, được gặp gỡ nhiều người, được trò chuyện giao tiếp, để tiến bộ hơn mỗi ngày.

Thời gian đầu một mình chị Nhi vừa chăm con vừa bán chè, bản thân cũng là người đi học, không phải dân kinh doanh, nên chị Nhi lúc nào cũng quá tải. Thấy vợ vất vả, con trai cũng không có nhiều tiến bộ, anh Quang quyết định nghỉ việc, ở nhà mỗi ngày cùng vợ chăm con, bán chè.

“Không ai nhắc, tôi quên mình phải buồn”

Quán chè mở ra được 6 tháng, doanh thu mỗi ngày mỗi khá, sự tiến bộ của Thạc cũng khiến hai vợ chồng bất ngờ. Con tự cầm nắm thức ăn, 8 tháng đã ăn được cơm, khả năng ăn thô rất tốt. Hệ hô hấp của Thạc cũng khoẻ mạnh, đến bây giờ chưa từng uống một viên kháng sinh nào. Thạc cũng đã biết nói nhiều từ, hiểu được lời ba mẹ, làm những yêu cầu nhỏ, thậm chí biết chào hỏi khách đến quán.

Khi được hỏi, vì sao không đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho con, vì sao không xin tiền trợ giúp từ những nhà hảo tâm, chị Nhi cho biết “Bệnh của Thạc không có cách chữa và chỉ cần làm vật lý trị liệu, rất đơn giản không tốn kém. Bản thân tôi vẫn đủ khả năng tạo ra tài chính cho con nên muốn dành những số tiền thiện nguyện cho những em bé khác có hoàn cảnh khó khăn hơn. Cách chữa trị duy nhất, đó là tình cảm của bố mẹ dành cho con, sự tương tác với con”.

Bây giờ mỗi ngày, cứ đều đặn 5 giờ sáng chị Nhi anh Quang lại dậy nấu chè, nấu xong đến 7 giờ là hai vợ chồng đưa con lớn đi học, rồi ở nhà chơi cùng con nhỏ, đưa bé đi học bơi, đi vật lý trị liệu, đọc sách, tập cho con từng bước đi. 4 giờ chiều, cả nhà dắt nhau ra quán chè bán hàng. Trong lúc bố mẹ bán, cậu anh cả Thiện lại chơi đùa cùng em Thạc. Hôm nào quán bán hết chè sớm, cả nhà đóng cửa dắt nhau đi chơi. Cuộc sống yên bình mà hạnh phúc đến lạ thường.

“Trước đây, tôi không hề nghĩ khi làm mẹ, mình lại có thể mạnh mẽ đến vậy. Có lẽ, chính sự tiến bộ của con mỗi ngày đã kéo tôi ra khỏi vực thẳm của nỗi sợ. Tôi bây giờ sẽ sống mỗi ngày đều như ngày hôm nay, tạo ra những nguồn năng lượng tích cực nhất, không buồn không khóc và sống lạc quan.

Gia đình tôi hiện tại ngày nào cả nhà cũng tràn ngập tiếng cười, tiếng đùa giỡn. Tôi nói với bản thân mình là dù con sống với mình thêm một ngày nữa thì ngày đó cũng sẽ là ngày ý nghĩa nhất, trọn vẹn nhất. Từ đó, tôi không còn sống trong đau buồn”, bà mẹ trẻ mỉm cười nói trước khi lại quay về bận rộn trò chuyện chơi đùa cùng 2 cậu con trai.

Theo Eva

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *