Cuộc sống của hai bé bị trao nhầm ở Ba Vì sau hai tháng về với bố mẹ

Khi về với mẹ ruột, bé Hải từ chỗ ngồi xe không ôm mẹ, đòi ngủ riêng, nay hay sà vào lòng mẹ và nói: ‘Con yêu mẹ’.

Hơn 2 tháng kể từ ngày bé Hải được trở về với mẹ ruột là chị Hương, và bé Minh – từng được chị Hương nuôi 6 năm – được trao trả về với bố Sơn ở thị trấn Tây Đằng, Ba Vì (Hà Nội), cuộc sống của hai gia đình bước đầu ổn định.

Sau giờ tan học, Hải bẽn lẽn nấp sau bóng mẹ. Cậu nắm chặt tay mẹ khi qua đường. Chỉ khi nào mẹ nói “đi thôi con”, cậu mới dám bước tiếp. Đoạn đường đến trường mới của Hải ở một trường tiểu học thuộc quận Bắc Từ Liêm khiến em khá bỡ ngỡ. Bởi nó vừa rộng vừa to, có rất nhiều xe qua lại, khác xa so với con đường yên tĩnh quen thuộc em từng đi trên Ba Vì, khi còn ở với bố Sơn.

Chị Vũ Thị Hương, 35 tuổi, cho biết, thời gian đầu khi trở về với chị, Hải tỏ ra ngại ngùng và sống khép kín. “Con chủ động đề nghị mẹ cho được ngủ riêng. Con vẫn hay giành đồ chơi với em, vẫn tự tạo khoảng cách, như đi xe không ôm mẹ, không chúc mẹ và em ngủ ngon”, chị kể.

Dần dần, chị Hương đã giúp Hải phá vỡ lớp vỏ bọc mà con tự tạo. “Khi con sợ nước, tôi kiên nhẫn bên con để từ từ đổ nước, một tay che mắt con”, chị kể. Đến nay thì Hải không còn sợ nước nữa. Con thích ăn thịt bò và gà rán, chị thường xuyên mua đồ về, lôi kéo con cùng tham gia.

“Con được đi du lịch cùng cơ quan mình. Mình hay kể chuyện hoặc dạy hát cho Hải rồi từ từ ôm con vào lòng. Sau 2 tháng, giờ Hải đã cởi mở hơn và thường xuyên có những hành động thể hiện tình cảm như ôm, thơm và nói ‘con yêu mẹ'”, chị Hương kể.

Chị Hương chơi với bé Hải tối 27/9 tại nhà trọ ở Cầu Diễn, Hà Nội. Tờ khai sinh cũ mang tên Đoàn Nhật Minh giờ vẫn được chị Hương dùng cho Hải. Ảnh: Vũ Vân.

Chị cũng bắt đầu dạy Hải theo cách trước đây từng áp dụng với Minh. Ngoài giờ học chính ở trường, Hải đi học bóng rổ và lớp phát triển kỹ năng mềm. Cậu bé nói: “Ở lớp học mới con có thêm nhiều bạn. Các bạn rất tốt với con”.

Trong khi đó, ở thị trấn Tây Đằng, anh Phùng Giang Sơn, 28 tuổi, cho biết, thời gian đầu mới nhận về, Minh còn hay đòi về với mẹ Hương. Nhưng với những nỗ lực của vợ chồng anh và ông bà nội ngoại, đến nay Minh đã dần thích nghi với cuộc sống mới.

Nhận lại con từ tháng 7, vợ chồng anh vẫn chưa bắt đầu lại việc kinh doanh mà dành thời gian nhiều cho con hơn. Cuối tuần hay khi rảnh cả gia đình hay đi chơi với nhau. Ngoài đến trường vào các buổi chính, Minh cũng không bị bắt đi học thêm, mà được về chơi với bố mẹ và em.

“Cả gia đình 4 người chúng tôi nằm trên một chiếc giường. Tối con được bố, mẹ ôm ngủ, được cho gác chân, được nghe kể chuyện. Giờ thì tình cảm của con với mọi người trong nhà đã ổn rồi”, anh Sơn kể thêm.

Gia đình anh đang chuẩn bị đồ cho chuyến du lịch Huế. Ông bố dự định sau chuyến đi gắn kết tình cảm này về sẽ “cho Minh vào khuôn khổ”, tức bé sẽ phải đi học nhiều hơn.

Riêng chị Hương, tuy đã bình tâm sau cú sốc tâm lý, nhưng để quen vẫn là khó khăn. Thi thoảng chị vẫn hay gọi nhầm Hải thành Minh. Không phải là người hay chia sẻ nhưng từ khi xảy ra sự việc, chị thường viết lên trang cá nhân như để giải tỏa nỗi lòng:

Đêm qua chị viết: “Trời lại mưa to giống cái ngày hôm đó. Không phải giữa tháng 7 mà cũng chẳng phải cuối, lại thấy nghẹt thở khi nghĩ đến nó… Nhìn ánh mắt nó ứa lệ mà không dám đưa tay gạt giùm nó, vỗ về nó… Nhớ mãi nó!”.

Một ngày khác, nỗi nhớ lại khiến chị phải trải lòng: “Bếu của mẹ! Lâu lắm mình không gặp, tính thời gian đã được hơn một tuần, tính nỗi sầu nhớ bằng cả một trời biển, có những đêm mẹ chợp mắt vài giây, nghĩ đến con lòng mẹ đau như thắt…”.

Chị Hương cho biết, một tuần sau hôm trao trả (19/7), chị gặp lại Minh. Con rón rén đi sát vào góc tường và từ từ tiến đến bên chị. Rồi cậu ôm chặt lấy chị và òa khóc: “Sao lại bỏ con, có biết con nhớ mẹ đến chết không!”…

Nếu Minh thể hiện cảm xúc ra ngoài mãnh liệt bao nhiêu thì Hải lại trầm tư bấy nhiêu. Có ai nói về bố mẹ Sơn, Hiền, Hải cúi đầu không nói và ánh mắt buồn hẳn. Thi thoảng nhớ, em đề nghị mẹ Hương cho về thăm hay gọi điện về.

Trong đợt kiểm tra tâm lý tuần trước, Hải được xác định đang ở giai đoạn khủng hoảng. “Để hiểu Hải, tôi cần nhiều thời gian hơn nữa. Tôi tin rằng bằng tình yêu của tôi, hai mẹ con sẽ cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này”, chị Hương nói.

Chào đời tại Bệnh viện đa khoa Ba Vì (Hà Nội) 6 năm trước, bé Hải, con ruột của chị Vũ Thị Hương bị trao nhầm cho gia đình anh Phùng Giang Sơn. Ngược lại, bé Minh, con anh Sơn, bị trao cho nhà chị Hương. Khi phát hiện sự việc, hai gia đình đã quyết định đổi con vào ngày 19/7 vừa qua.

Theo VnExpress

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *