Bí quyết thành công của Michael Phelps – nhà vô địch sở hữu 21 huy chương vàng Olympics

Vận động viên nhiều huy chương nhất mọi thời đại vừa thêm vào bộ sưu tập khổng lồ của mình chiếc huy chương vàng thứ 21 tại nội dung 4x200m tự do tiếp sức ( 3 chiếc trong 3 ngày tại Rio). Một kỉ lục có lẽ sẽ đứng vững trong bảng thành tích lịch sử.

Sinh ra với nền tảng thể chất hoàn hảo nhất cho bơi lội, nhưng những thành công của anh có được lại nhờ phần lớn vào các yếu tố khác, cách anh đặt ra những mục tiêu ngắn hạn dài hạn cũng như chuẩn bị cho mọi hoàn cảnh có thể xảy ra…

Dưới đây là 6 thói quen đã giúp Phelps trở thành vận động viên vĩ đại nhất, mà bạn hoàn toàn có thể học hỏi và áp dụng chúng trong cuộc sống và công việc của mình.

Kình ngư người Mỹ Micheal Phelps

1. Đặt ra mục tiêu rõ ràng

Kể từ 8 tuổi, Phelps đã đặt ra mục tiêu và mường tượng về tương lai của mình tại Olympics, đây là “bảng thiết lập mục tiêu” mà anh đã viết khi còn là một đứa trẻ

Giờ đây, với tổng cộng 25 huy chương và có thể sẽ còn hơn thế nữa, Phelps và những thành công của anh chính là thành quả của việc thiết lập mục tiêu cực kỳ chi tiết cho cả ngắn hạn và dài hạn. Anh viết từng khung giờ phải đạt được cho từng vòng đua trong từng ngày luyện tập và kiểm tra lại chúng hằng ngày.

“Tôi để bảng mục tiêu của mình ở chỗ tôi có thể nhìn được mọi lúc, vậy nên khi ngủ dậy tôi sẽ biết ngay ngày hôm nay mình sẽ cần phải làm gì để đạt được những gì”, Phelps nói.

Những mục tiêu làm bạn choáng ngợp, tạo động lực hay ép bạn ra khỏi ‘vùng an toàn’ của bản thân sẽ là những mục tiêu thúc đẩy giới hạn của bạn đi xa hơn mỗi ngày.

2. Hình dung mọi thứ

Từ hồi còn là thiếu niên, huấn luyện viên của Phelps – Bob Bowman luôn nhắc anh sau mỗi buổi tập là hãy về nhà và ‘mường tượng’. Hãy mường tượng bản thân mình bơi một cuộc đua hoàn hảo trước khi đi ngủ và ngay sau khi thức dậy, hình dung ra cả các đối thủ xung quanh và cảm nhận cả những tiểu tiết như từng nhịp thở hay từng giọt nước siết qua môi mình như thế nào, từng đêm và từng sáng như vậy đã giúp anh đạt được thành công.

Đêm trước mỗi một cuộc đua, Phelps sẽ hình dung mình tại nhà thi đấu dưới góc nhìn của bản thân và dưới cả góc quan sát của những người trên khán đài nữa.

Kình ngư Mỹ Micheal Phelps

3. Chuẩn bị cho mọi tình huống

Không chỉ hình dung một cuộc đua hoàn hảo, Phelps còn chuẩn bị và đặt bản thân vào bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra trong một cuộc đua dù với khả năng nhỏ nhất. Đặt ra mọi kế hoạch xử lý nếu đồ bơi của anh bị rách hay kính bị dò nước giữa cuộc đua.

Và mọi thứ sẽ không bao giờ hoàn hảo. Trong chung kết 200m bơi bướm tại Bắc Kinh 2008, kính bơi của Phelps đã bị vỡ và anh hoàn toàn không nhìn thấy gì dưới nước.

Mọi người có thể cho rằng mất tầm nhìn giữa một cuộc đua ở Olympics thì ai có thể giữ được bình tĩnh, nhưng bởi anh đã chuẩn bị cho tình huống này rồi, kế hoạch đã có và Phelps hoàn thành cuộc đua với một huy chương vàng cùng với một kỉ lục thế giới mới được xác lập.

4. Không được chìm đắm vào thất bại

Miễn là Phelps biết mình đã cố gắng hết sức – anh đã luyện tập, chuẩn bị mọi thứ ở mức tối đa – anh sẽ không bị ảnh hưởng tâm lý khi thua một cuộc đua nào. Huấn luyện viên của anh luôn nhắc nhở các vận động viên không nên tập trung vào kết quả thi đấu, mà là quá trình luyện tập.

Từ đó Phelps cũng luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người khác, “Dù thắng hay thua, miễn là bạn đang theo đuổi giấc mơ của mình với tất cả những gì bạn có thì chắc chắn bạn sẽ thành công”.

Kình ngư Mỹ Michel Phelps

5. Rút kinh nghiệm từ lỗi lầm của mình

Tại thế vận hội London 2012, chuỗi chiến thắng của Phelps bị cắt đoạn bởi Chad le Clos, vận động viên Nam Phi đã đánh bại Phelps bằng 0.05 giây tại nội dung 200m bơi bướm.

Tất cả chỉ làm Phelps thêm quyết tâm, anh đã xem lại rất nhiều lần đoạn video đó và nhận ra lỗi mình mắc phải và cần thay đổi những gì.

Và anh đã phục thù khi vừa dành chiến thắng trước Le Clos tại Rio 2016 trong chính nội dung 200m bơi bướm, đem lại cho mình chiếc huy chương vàng thứ 20 trong sự nghiệp.

6. Nỗ lực luyện tập

Không ai có thể đạt được sự tuyệt hảo mà không cần dành thời gian và nỗ lực vào luyện tập. Phelps có thể được ban tặng cho một thân hình bơi lội hoàn mỹ, nhưng anh chắc chắn không thể dành được những vinh quang hôm nay nếu không kiên trì và phá vỡ giới hạn của bản thân mội ngày.

Trước thềm thế vận hội Athen 2004, anh luyện tập 365 ngày/năm trong liên tục 6 năm, dù là giáng sinh hay sinh nhật. Anh nói: “Tôi không dành ra chủ nhật để nghỉ bởi nếu tôi tập cả vào chủ nhật mà những người khác không, tôi sẽ có thêm 52 buổi tập mỗi năm so với họ”.

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *