Đàn ông không được buộc tóc đuôi ngựa ở Iran, Ấn Độ cấm bán rượu hay người dân Triều Tiên không được mặc quần jeans xanh… là những luật lệ kỳ quặc mà trang Buzzfeed đã đưa ra.
1. Cấm chạy bộ ở Burundi: Vào tháng 3/2014, Tổng thống Pierre Nkurunzira đã ban hành lệnh cấm chạy bộ vì nghi án, nhiều thành viên tập hợp với âm mưu lật đổ chính quyền. Trên thực tế, nhiều thành viên đối lập đã bị bắt giữ vì tham gia các nhóm chạy bộ này.
2. Cấm nhảy múa trong các câu lạc bộ, Nhật Bản: Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng có cuộc sống về đêm sôi động, nhưng việc nhảy múa ở các câu lạc bộ lại bị cấm. Một đạo luật được ban hành năm 1948 và việc nhảy múa nơi công cộng chỉ được phép nếu nơi đó được cấp phép đặc biệt và chỉ cho tới nửa đêm.
3. Cấm trò chơi ghép chữ Scrabble ở Rumani: Vào thập niên 80, tổng thống Rumani Nicolae Ceausescu đã cấm trò chơi này vì nó mang ý nghĩa “lật đổ” và “xấu xa”. May mắn thay, luật cấm kỳ cục này đã bị bác bỏ và hiện nay Rumani có hẳn một Liên đoàn Scrabble để tổ chức các giải đấu.
4. Mỹ cấm bán kẹo hình quả trứng Kinder Surprise: Đây là trò chơi hết sức phổ biến trên thế giới, nhưng những quả trứng phủ chocolate này lại đang bị cấm ở Mỹ. Các nhà chức trách Mỹ cho rằng thứ đồ chơi bên trong quả trứng là sản phẩm không có dinh dưỡng (không ăn được) và có thể gây ngạt thở cho trẻ em.
5. Đàn ông không được buộc tóc đuôi ngựa ở Iran: Năm 2010, chính phủ Iran đã đưa ra danh sách các kiểu tóc thích hợp cho nam giới, trong đó kiểu tóc đuôi ngựa bị cấm tuyệt đối.
6. Hàn Quốc cấm chơi game sau nửa đêm: Một đạo luật năm 2011, được gọi là “tắt máy” ngăn cấm trẻ em dưới 16 tuổi chơi game trực tuyến từ nửa đêm cho tới 6 giờ sáng hôm sau. Tuy nhiên, gần đây các nhà chức trách đã nới lỏng lệnh cấm, cho phép các game thủ nhí chơi muộn nhưng phải có sự quản lý của cha mẹ.
7. Cấm bán và ăn kẹo cao su ở Singapore: Singapore cấm nhập khẩu, bán kẹo cao su. Nó chỉ được bày bán ở các cửa hiệu thuốc và người mua phải cung cấp đủ họ tên và chứng minh thư. Lệnh cấm được ban hành vào năm 1992 do người dân nhả quá nhiều bã kẹo cao su ra đường phố, các phương tiện giao thông công cộng.
8. Phim của Claire Danes không được chiếu ở Philippines: Sau khi có những phát ngôn không hay về thủ đô Manila vào cuối thập niên 90, chính quyền nơi đây đã ban lệnh cấm chiếu những bộ phim có sự tham gia của nữ diễn viên Claire Danes.
9. Red Bun bị cấm bán ở Pháp: Năm 2008, Pháp đã cấm bán và tiêu thụ loại nước tăng lực Red Bull vì lo ngại về chất hóa học taurine độc hại có trong thành phần của đồ uống này.
10. Trung Quốc cấm chiếu phim về chủ đề du lịch tương lai: Chính quyền Trung Quốc cho rằng việc đi tới tương lai là không thể xảy ra và quá phù phiếm nên đã ban lệnh cấm các bộ phim hay chương trình liên quan đến chủ đề này.
11. Nam Phi cấm chụp ảnh nhà của Tổng thống: Từ năm 2013, chính phủ Nam Phi đã ban hành lệnh cấm chụp ảnh nhà ở của Tổng thống Jacob Zuma. Tuy nhiên nhiều tờ báo bất chấp lệnh cấm này.
12. Quần jeans màu xanh bị cấm mặc ở Triều Tiên: Ở Triều Tiên, mọi người chỉ được mặc quần jeans màu đen, không được mặc màu xanh. Sở dĩ bởi màu xanh có liên quan tới Mỹ nên Triều Tiên đã ban lệnh cấm kỳ quặc này.
13. Công dân Monaco không được chơi cờ bạc: Mặc dù là thiên đường dành cho những con ham hố cờ bạc, nhưng Monaco lại cấm người dân của mình chơi cờ bạc. Ngay từ những buổi đầu thành lập casino vào những năm 1860, Thái tử Charles III đã ra lệnh cấm này vì lo sợ người dân sẽ mất tiền của vào các sòng bài, và dĩ nhiên điều đó lại thoải mái với người nước ngoài.
14. Không được phép hết xăng trên đường cao tốc Autobahn, Đức: Và nếu bạn bị hết xăng, đừng nghĩ tới việc chạy bộ để tìm cây xăng, vì chạy bộ cũng bị cấm ở cao tốc Autobahn.
15. Tên trẻ sơ sinh ở Đan Mạch
Chính phủ Đan Mạch cấm việc sáng tạo ra những cái tên khác biệt. Các bậc phụ huynh tại quốc gia phồn thịnh bậc nhất Bắc Âu này chỉ có 24.000 sự lựa chọn hợp pháp cho con yêu của họ. Nếu muốn chọn cái tên nằm ngoài danh sách này thì họ phải đệ trình đơn xin phép đặc biệt.
16. Canada cấm xe tập đi cho trẻ em
Do cảm thấy xe tập đi sẽ khiến trẻ chậm phát triển khả năng vận động nên chính phủ Canada đã ban lệnh cấm bán tất cả các sản phẩm xe tập đi cho trẻ em nước này kể từ năm 2004. Do đó, trẻ em phải buộc lòng học đi theo cách truyền thống.
17. McDonald bật bãi khỏi Bolivia
McDonald là thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới nhưng tại Bolivia chỉ có 8 cửa hàng ở thành phố La Paz, Cochabamba và Santa Cruz de la Sierra. Ẩm thực Bolivia truyền thống bao hàm thời gian, tình yêu cà sự quan tâm. Do đó, đồ ăn nhanh đi ngược hoàn toàn niềm tin của họ.
18. Malaysia “dị ứng” với trang phục màu vàng
Năm 2011, chính phủ Malaysia đã cấm quần áo màu vàng bởi nó là màu sắc trang phục của đảng phái đối lập đòi thủ tướng nước này từ chức. Quyết định kỳ lạ hoàn toàn trái ngược với thực tế rằng màu vàng là màu tượng trưng cho hoàng gia Malaysia. Quy định có đoạn viết: “Mọi việc in ấn, nhập khẩu, sản xuất, tái sản xuất, bày bán, ban hành, phân phát hay sở hữu áo phông màu vàng đều gây tổn hại cho trật tự xã hội”.
19. Saudi Arabia cấm ngày Valentine
Chính phủ Saudi Arabia cho rằng việc cử hành Lễ Tình nhân (Valentine) là đi ngược với niềm tin Hồi giáo. Vì vậy, giới chức nước này đã ban hành lệnh cấm tất cả các chi tiết liên quan tới ngày 14/2, từ màu đỏ đặc trưng tới hoa và quà. Để mua được những món đồ này, người dân Saudi Arabia thường sẽ phải tìm kiếm ngoài “chợ đen”.
20. Việt Nam cấm đái bậy
Nghị định 155/2016/NĐ-CP thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quy định tăng mức phạt tiền với hành vi gây mất vệ sinh khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng (quy định cũ 50.000-100.000 đồng) với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (quy định cũ 200.000-300.000 đồng) với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng (quy định cũ 300.000-400.000 đồng) với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc vào hệ thống thoát nước mặt trong khu đô thị.
Thep Hong