Mật cá mè chữa viêm tai giữa có mủ (thối tai)
1/ Về bệnh viêm tai giữa
– Viêm tai giữa là bệnh lí phổ biến (đặc biệt là ở trẻ em) do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc virus có ảnh hưởng đến tai giữa (không gian chứa đầy không khí phía sau màng nhĩ có chứa những rung xương nhỏ của tai), thường là hậu quả của các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng gây tắc nghẽn và sưng đường mũi, họng…
– Nhiễm trùng tai thường xuyên hay kéo dài và tích tụ chất lỏng liên tục có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như, chậm nói, chậm phát triển, lây lan nhiễm trùng…
– Việc điều trị bằng thuốc kháng sinh thường kéo dài, dẫn đến nhiều hệ luỵ ở trẻ em, tỉ lệ thích ứng thuốc không cao, nên nhiều trường hợp trở thành mạn tính.
-Hôm nay, chúng tôi giới thiệu bài dùng mật cá mè, mà chúng tôi đã kinh trị nhiều trường hợp (nhất là trẻ em) bị viêm tai giữa, kể cả trường hợp điều trị kháng sinh lâu ngày không khỏi.
2/ Về bài thuốc
– Cá mè còn gọi liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. Có nhiều loài cá mè, nhưng phổ biến nhất ở Việt Nam và cũng dùng để làm thuốc là cá mè trắng và mè hoa.
– Toàn thân cá mè được dùng như những vị thuốc, dạng thuốc bào chế hoặc món ăn.
– Mật cá mè cũng như các loại mật động vật khác, được dùng làm thuốc trong cả YHCT và YHHĐ, thành phần hóa học là acid cholic, acid dehydro-cholic, cholesterol, muối mật, sắc tố mật bilirubin. Tác dụng chủ yếu là giảm đau, làm se, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu (dùng uống) và tiêu sưng, diệt khuẩn, hàn vết thương (bôi ngoài).
3/ Về cách chữa viêm tai giữa bằng mật cá mè
– Mua một con cá mè trưởng thành, mổ bụng, lấy mật (thịt cá chế biến làm món ăn thông thường). Rửa túi mật qua bằng rượu 30-35 độ. Dùng xi lanh (ống tiêm) chọc thủng màng túi mật, hút lấy mật, cất trong tủ lạnh để dùng dần.
– Cho người bệnh nằm nghiêng, ngửa bên tai bị viêm cần nhỏ thuốc lên. Dùng ống xi lanh (đã bỏ đầu kim), nhỏ 1-2 giọt mật vào ống tai ngoài (để mật chẩy vào tai giữa). Ngày nhỏ 2-3 lần. 2-3 ngày là khỏi.
– Triệu chứng: Có thể người bệnh cảm thấy xót, đau.
– Lưu ý: Không dùng cồn, oxy già nhỏ vào tai trong mọi trường hợp. Cần thiết lắm mới dùng bông tẩm oxy già lau vào lỗ tai, nhưng sau đó phải dùng bông lau khô ngay.