4 dấu hiệu cần phải khám ngay nếu bạn không muốn bị cắt cụt chân

tinh-mach-bb-baaadrivZZ
Tĩnh mạch bị giãn nổi lên trông như những con giun trên bắp chân và đùi.

Tê chân, chuột rút là những dấu hiệu của bệnh suy tĩnh mạch và nếu không quan sát, điều trị kịp thời có thể cắt cụt do chân bị hoại tử.

Sơ lược về bệnh suy tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm…

Điều đó có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu.

Suy tĩnh mạch, theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều.

Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Ở Việt Nam có dự đoán bệnh sẽ gia tăng gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống Suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính thường ít nguy hiểm nhưng sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

suy-bb-baaacayT92
Tĩnh mạch nông ở chân bị suy giãn có thể nhìn thấy được.

Ý kiến của chuyên gia

Theo bác sĩ Mai Văn Lực – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết tổn thương van tĩnh mạch là tâm điểm của tăng áp lực tĩnh mạch dẫn đến những triệu chứng liên quan bệnh tĩnh mạch mạn tính.

Khi van trong các tĩnh mạch nông và xuyên bị suy, áp lực trong tĩnh mạch và tiểu tĩnh mạch gia tăng, dòng chảy có thể đảo ngược, dẫn đến hiện tượng trào ngược trong tĩnh mạch.

Từ lúc khởi bệnh, bệnh tĩnh mạch mạn tính khởi phát hàng loạt các biến cố dẫn đến các thay đổi bệnh lý xảy ra ở mức độ tĩnh mạch và mô do tăng huyết áp tĩnh mạch mạn tính gây nên. Các thay đổi đại và vi tuần hoàn tiến triển này đi kèm với các triệu chứng, nếu được điều trị sớm có thể ngăn được bệnh tiến triển đến những giai đoạn trầm trọng hơn.

Trào ngược tĩnh mạch do các van bị suy gây ra tăng áp lực tĩnh mạch, tái cấu trúc thành tĩnh mạch, tĩnh mạch giãn, và ứ trệ tĩnh mạch, các tổn thương này sẽ gây tăng áp trong mao mạch, phù nề, thiếu ô xy trong mô, thay đổi ở da và loét.

Để nhận biết dấu hiệu của bệnh, bác sĩ Lực cho biết các triệu chứng hay gặp nhất là đau, nặng chân và chuột rút.

Đau xuất hiện dọc theo đường đi của tĩnh mạch: thường là dọc theo đường đi của tĩnh mạch, đôi khi dọc theo tĩnh mạch hiển trong, đôi khi hiển ngoài. Đau tăng trong chu kỳ kinh nguyệt và nhất là khi có thai.

Nặng chân: thường là bắp chân.Có thể là cảm giác mỏi chân hoặc căng ở bắp chân làm cho bệnh nhân phải ngồi nghỉ.

Chuột rút: Có thể gặp trong giai đoạn đầu của suy tĩnh mạch hiển ngoài. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu đặc trưng. Trong nhiều trường hợp chuột rút có nguyên nhân là do cơ. Các cảm giác như tê bì,, ngứa, kim châm, kiến bò, tê cóng thường thoảng qua.

laze-bb-baaabKCJqi
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng Laser tĩnh mạch.

Đôi khi bệnh nhân có cảm giác nóng hoặc lạnh ở chi dưới, cảm giác bồn chồn ở chân khi ngồi hoặc nằm lâu một tư thế.

Đau cách hồi tĩnh mạch: Xuất hiện khi gắng sức kéo dài, chủ yếu là cảm giác căng các khối cơ ở bắp chân hoặc ở đùi. Nó tương tự với cơn đau cách hồi trong bệnh tắc nghẽn động mạch chi dưới và thấy trong hội chứng sau huyết khối tĩnh mạch kém bù do tắc các thân tĩnh mạch lớn.

Cảm giác nề ở chân đôi khi phối hợp với phù thực sự. Khi phù nhiều cần nghĩ đến hội chứng sau huyết khối tĩnh mạch hoặc suy tĩnh mạch sâu. Cũng cần loại bỏ các nguyên nhân khác gây phù.

Theo bác sĩ Lực hiện nay có nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, tùy vào mức độ và điều kiện cụ thể của từng bệnh nhân để chọn lựa phương pháp phù hợp nhất.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng Laser tĩnh mạch là một phương pháp hiện đại với nhiều ưu điểm. Đa số bệnh nhân đều hài lòng với việc điều trị bằng laser.

Để ngăn ngừa bệnh, bác sĩ Lực cho biết thường xuyên tập thể dục, nhất là các bài tập giơ chân cao trên giường, đạp xe, đi bộ, bơi lội, tránh đứng hay ngồi lâu, phụ nữ mang giày cao gót vừa phải (3-4 cm), tránh mặc quần áo chật gây cản trở lưu thông máu trong tĩnh mạch.

Related Posts

16 bức ảnh cho thấy ‘chán đời’ có thể nảy sinh ý tưởng khiến người ta phì cười

Chán nản có thể khiến thúc đẩy người ta tạo nên những điều tuyệt vời. Một số người trong hoàn cảnh chán đời có thể trở thành…

Bác sĩ phụ sản gợi ý: 20 mâm cơm ở cữ, bà đẻ nên ăn để lợi sữa rất tốt cho mẹ và bé

Các bà mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò… Đối…

10 mẹo làm đẹp cực hữu ích mùa đông giúp các nàng luôn xinh, chẳng sợ môi khô da mốc

Khỏi lo cứ đến mùa đông da lại khô, nứt nẻ, môi sần sùi sẽ không còn là nỗi ảnh. Hãy lưu ngay 10 mẹo siêu hay…

Bà mẹ chia sẻ ảnh bào thai 14 tuần tuổi vì con bị gọi là “chất thải y tế”

Sharran Sutherland một người mẹ bị sảy thai ở tháng thứ 4 đã đăng bức ảnh đứa con bé nhỏ Miran củ mình lên mạng xã hội…

Đánh bay mỡ thừa, tạm biệt vòng eo sồ sề, chảy xệ chỉ với 10 phút mỗi ngày tại nhà

Chị em phụ nữ vẫn luôn bị ám ảnh bởi vòng eo sồ sề, kém thon. Chính vì vậy, ai cũng muốn tìm cách để có được…

8 loại bệnh chỉ cần ăn ổi là sẽ khỏi, không cần chạy đi bác sĩ tốn tiền

Nếu ổi là loại quả được bạn ưa chuộng thì điều gì sẽ xảy ra khi thường xuyên ăn quả này! Người ta ví ổi chứa một…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *